Khách Việt Nam đến Nhật Bản tăng cao so với trước dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Nhật Bản, khách Việt Nam đến nước này trong 8 tháng đầu năm 2023 nằm trong nhóm 10 thị trường khách lớn nhất.

Cụ thể, khách Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7, sau Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Mỹ và trên Philippines, Úc, Singapore. Trong tháng 8.2023, khách Việt Nam đến Nhật đạt 50.000 lượt, tăng 16,5% so với cùng kỳ 2019 (thời điểm so sánh trước đại dịch). Tính chung 8 tháng, Nhật Bản đón 397.000 khách Việt, tăng 17,4% so với cùng kỳ 2019.

Du khách Việt đang chuẩn bị cho thời điểm đến Nhật ngắm mùa lá đỏ. Ảnh: JP
Du khách Việt đang chuẩn bị cho thời điểm đến Nhật ngắm mùa lá đỏ. Ảnh: JP

Điều đáng quan tâm là trong nhóm 10 thị trường khách lớn nhất của Nhật Bản 8 tháng qua, khách Việt Nam tăng trưởng cao nhất so với trước dịch với 17,4%. Trong top 10 chỉ có 3 thị trường khách đến Nhật tăng so với trước dịch, ngoài Việt Nam còn có Singapore (16,8%) và Mỹ (14%). Các thị trường quan trọng khác của Nhật Bản như Trung Quốc giảm 81%, Thái Lan giảm 28%, Đài Loan giảm 22%, Úc giảm 13%, Hàn Quốc giảm 8,6%...

Tổng cục Du lịch Nhật Bản cho biết, số lượng khách quốc tế đến nước này trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 15,2 triệu, giảm 31% so với trước đại dịch.

Các chuyến bay quốc tế đến 6 sân bay lớn ở Nhật Bản (Narita, Haneda, Kansai, Nagoya, Fukuoka và Sapporo) đã phục hồi tương đối nhưng vẫn thấp hơn 26% so với tháng 8.2019 và số ghế trống cũng thấp hơn 25%; thậm chí sân bay Nagoya giảm cả số chuyến bay và số ghế tới 62%.

Chùa Thanh Thủy ở Kyoto trong sắc thu. Ảnh: JP
Chùa Thanh Thủy ở Kyoto trong sắc thu. Ảnh: JP

Ở chiều ngược lại, số lượng du khách Nhật Bản ra nước ngoài là 1,2 triệu vào tháng 8.2023, đạt con số hơn 1 triệu người lần đầu tiên trong một tháng kể từ khi đại dịch xảy ra, nhưng kết quả vẫn giảm 43,1% so với tháng 8.2019.

Vì thế, các chuyến bay quốc tế khởi hành từ 6 sân bay lớn ở Nhật Bản thấp hơn 25,8%, xuống 17.031 chuyến so với tháng 8.2019 và số ghế trống thấp hơn 24,9%, xuống còn 4 triệu.

Mùa thu Nhật Bản

Hằng năm, vào trước mùa thu, Trung tâm Khí tượng Nhật Bản đều có dự báo chi tiết về mùa lá đỏ. Các dự báo thường đưa ra vào mỗi giai đoạn khác nhau, đầu tiên là vào tháng 9, sau đó sẽ được cập nhật.

Mùa thu ở Nhật Bản kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, với những tán lá thay đổi từ giữa tháng 10 trở đi. Cuối tháng 11 là thời điểm cao điểm để thưởng thức những tán lá rực rỡ trên khắp đất nước.

Hai đợt lá xuất hiện: lá vàng (cây bạch quả) vào cuối tháng 10, tiếp theo là lá đỏ (cây phong Nhật Bản) vào đầu tháng 11. Màu sắc đỉnh điểm thay đổi theo vùng, chịu ảnh hưởng của độ cao và thời tiết, đôi khi kéo dài đến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/khach-viet-nam-den-nhat-ban-tang-cao-so-voi-truoc-dich-185230928150846894.htm

Có thể bạn quan tâm

Phấn đấu đến 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực

Phấn đấu đến 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực

(GLO)- Mục tiêu là xây dựng và phát triển Khu du lịch Măng Đen trở thành một trong những động lực phát triển du lịch cả nước. Phấn đấu đến năm 2045, Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực, với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh

Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh

(GLO)- Dù không rộn ràng lễ hội, song đồi cỏ hồng Glar (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Sắc hồng tím của đồng cỏ mênh mông lẫn vào màu xanh mướt của rừng thông tạo nên khung cảnh lãng mạn, nên thơ.
Thực hành xanh trong dịch vụ lưu trú: Lợi ích nhân đôi

Thực hành xanh trong dịch vụ lưu trú: Lợi ích nhân đôi

(GLO)- Thực hành xanh (Going Green) đã trở thành xu hướng nổi bật của ngành lưu trú và khách sạn trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), nhiều khách sạn, homestay thực hành xanh bằng việc tiết kiệm năng lượng, nguồn nước và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Khi người dân là đại sứ du lịch

Khi người dân là đại sứ du lịch

(GLO)- Những ngày cuối năm, bầu trời cao vợi và xanh thăm thẳm. Và hơn ai hết, mỗi người con Gia Lai, dù đang sống ở đâu cũng mong muốn quay về. Và từ trang cá nhân của những người bạn tôi đang sinh sống ở Gia Lai, tôi hiểu, họ đang trở thành đại sứ du lịch của mảnh đất mình đang sống.
Dự báo về một miền du lịch hấp dẫn

Dự báo về một miền du lịch hấp dẫn

(GLO)- Cao nguyên mùa khô, hầu như đi đâu cũng gặp sắc vàng của dã quỳ. Lòng lại chợt nhớ đến đôi câu của một người bạn ở phố biển Quy Nhơn trong một lần đến Pleiku rồi có chuyến thưởng ngoạn mùa hoa dã quỳ ở núi Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) mà tức cảnh sinh tình: “Sắc vàng ai nhuộm sơn khê/Nắng vàng ai trải đê mê đất trời/Mùa vui gió hát rong chơi/Bướm vàng ai thả lả lơi bên đồi”.