Kbang: Không để 1 cây gỗ hương nào bị đốn hạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Trong 7 tháng đầu năm 2016, không có thêm 1 cây gỗ hương nào của rừng Kbang bị chặt hạ”- Bí thư Huyện ủy Kbang Trương Văn Đạt đã phấn khởi báo cáo như thế tại buổi làm việc mới đây giữa Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện Kbang đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, đơn vị chủ rừng và chính quyền các xã, thị trấn triển khai quyết liệt, đồng bộ những giải pháp cụ thể về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.

 

Quang cảnh buổi làm việc giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang. Ảnh: Hồng Thi
Quang cảnh buổi làm việc giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang. Ảnh: Hồng Thi

Thực hiện quyết tâm này, Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện do Bí thư Huyện ủy Trương Văn Đạt làm Trưởng ban. Trên cơ sở đó, huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng tham gia quản lý, bảo vệ rừng tận gốc; tổ chức họp làng để tuyên truyền đồng thời đưa các đối tượng vi phạm ra kiểm điểm trước dân. Đến nay, có 8 làng đã tổ chức họp và đưa 48 đối tượng vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng ra kiểm điểm trước dân. Cùng với đó, huyện đã tạo được sự đồng thuận, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự, quản lý và bảo vệ rừng; đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm xâm hại tài nguyên rừng; quản lý các phương tiện vận tải, xe công nông vận chuyển lâm sản trái phép; tăng cường công tác kiểm tra, truy quét để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm…
 

Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo huyện Kbang tại buổi làm việc vào ngày 17-8, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang biểu dương những nỗ lực và kết quả mà Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang đã đạt được, trong đó có công tác quản lý, bảo vệ rừng, mà nổi bật nhất là việc gìn giữ được số gỗ hương còn lại. Đồng thời, đồng chí cũng chỉ đạo, thời gian tới, huyện Kbang phải tăng cường hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo, không được để mất rừng, mất gỗ, không để dân phá rừng làm nương rẫy. Nếu để xảy ra tình trạng trên, tỉnh sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu với hình thức thấp nhất là khiển trách. Đối với đất rừng không còn rừng, phải thu hồi để trồng rừng thay thế.

Ngoài ra, công tác rà soát, chấn chỉnh, phòng chống tiêu cực, làm trong sạch lực lượng quản lý, bảo vệ rừng; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các đơn vị chủ rừng, các ngành chức năng huyện, chính quyền xã, thị trấn… cũng được Huyện ủy, UBND huyện Kbang quan tâm chú trọng.

Bí thư Huyện ủy Trương Văn Đạt còn cho hay, bên cạnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huyện Kbang cũng đã thành lập đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn, đi kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến mộc dân dụng; kiểm tra các nơi cất giấu gỗ, lâm sản trái phép; qua đó kịp thời phát hiện, thu hồi và xử lý theo đúng quy định đối với các hành vi khai thác, vận chuyển, cất giấu, chế biến gỗ trái phép. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 công ty, 2 doanh nghiệp và 6 hộ kinh doanh cá thể hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản. Trong đó, tỉnh cấp phép 8 doanh nghiệp; huyện cấp phép 6 hộ kinh doanh cá thể.

 

Một vụ cất giấu gỗ trái phép bị bắt giữ. Ảnh: Hồng Thi
Một vụ cất giấu gỗ trái phép bị bắt giữ. Ảnh: Hồng Thi

Tuy nhiên, tại buổi làm việc này, ông Đạt cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, dù có nhiều cố gắng song các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn huyện vẫn còn xảy ra. Chủ yếu vẫn là lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp và khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Tính đến ngày 15-8, qua kiểm tra, các ngành chức năng của huyện đã phát hiện 110 vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng; xử lý 90 vụ (xử lý hình sự 4 vụ), tịch thu 265,647 m3 gỗ tròn, xẻ nhóm 1-7, 150 kg gốc, rễ và 4,2 ster củi nhóm 4-6, 5 xe ô tô, 25 xe máy, 35 công cụ các loại. Tổng số tiền thu phạt vi phạm hành chính và bán lâm sản nộp vào ngân sách nhà nước 2,7416 tỷ đồng (xử phạt vi phạm hành chính 678,5 tỷ đồng, bán tang vật tịch thu 2,045 tỷ đồng). Điều đáng mừng là huyện đã giữ được số gỗ hương còn lại trên rừng, không để thêm 1 cây nào bị đốn hạ.

Bên cạnh việc ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng, công tác trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng và phòng-chống cháy rừng trong mùa khô được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo tích cực. Tính đến nay, huyện có 2.526,24 ha rừng trồng, chiếm 67,7% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố trên 13 xã. Vừa qua, huyện đã hỗ trợ giống cho nhân dân trồng rừng với diện tích 249,7 ha.

“Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1578/UBND-NL ngày 14-4-2016, UBND huyện đã chỉ đạo các công ty lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng đứng chân trên địa bàn tiến hành rà soát, thống kê các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên lâm phần quản lý và thu hồi toàn bộ diện tích lấn, phá để tổ chức trồng lại rừng trong mùa mưa 2016 với tổng diện tích là 91.019 m2. Đối với các vụ vi phạm xác định được đối tượng, huyện yêu cầu các đối tượng đó trồng lại rừng; trường hợp không phát hiện được, đơn vị chủ rừng phải tổ chức trồng lại rừng”- ông Đạt nói.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.