Huyện Đoàn Chư Pưh đồng hành cùng thanh niên phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Huyện Đoàn Chư Pưh (Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để vươn lên phát triển kinh tế.
 Đoàn viên, thanh niên huyện Chư Pưh tham quan mô hình trồng chanh tứ quý của anh Đặng Xuân Lợi (xã Ia Blứ). Ảnh: P.L
Đoàn viên, thanh niên huyện Chư Pưh tham quan mô hình trồng chanh tứ quý của anh Đặng Xuân Lợi (xã Ia Blứ). Ảnh: P.L

Anh Siu Jong-Bí thư Huyện Đoàn Chư Pưh: “Huyện Đoàn hỗ trợ sinh kế nhằm khích lệ, động viên tinh thần khởi nghiệp của ĐVTN, giúp thoát nghèo bền vững, đồng thời thu hút, tập hợp ĐVTN vào tổ chức Đoàn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường kêu gọi, vận động nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ ĐVTN. Bên cạnh đó, những mô hình thanh niên phát triển kinh tế tiêu biểu sẽ được Huyện Đoàn biểu dương và nhân rộng”.

Từ 2 con dê giống trị giá 8 triệu đồng do Huyện Đoàn Chư Pưh hỗ trợ từ tháng 6-2019, đến nay, đàn dê của anh Y Chói ở làng Thông A (thị trấn Nhơn Hòa) đã tăng thêm 3 chú dê con. Nhìn đàn dê mập mạp, anh Y Chói vui lắm. Trước đây, gia đình anh chỉ có 5 sào mì với 2 sào lúa nước, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Biết đến hoàn cảnh của Y Chói, từ sự đóng góp của ĐVTN trong huyện, Huyện Đoàn Chư Pưh đã mua tặng gia đình anh 2 con dê giống. Từ sự hỗ trợ hiệu quả, anh Y Chói có thêm động lực để phát triển kinh tế và đang đảm nhận vai trò Phó Bí thư chi bộ làng Thông A. Dù còn nhiều khó khăn nhưng anh đã viết đơn xin thoát nghèo. “Sự hỗ trợ của Huyện Đoàn là động lực để mình phấn đấu vươn lên. Mình mong thời gian tới sẽ có thêm nhiều ĐVTN được tiếp sức”-anh Y Chói phấn khởi nói.
Đầu tháng 1-2020, được sự đồng hành của anh Trần Minh Tâm-chủ trang trại bò ở xã Chư Don, Huyện Đoàn Chư Pưh đã hỗ trợ 2 con bò sinh sản cho gia đình anh Siu Thoang-Bí thư chi đoàn làng Hlốp và chị Kpă HHloát-Bí thư chi đoàn làng Ngăng; cả 2 đều thuộc diện hộ nghèo của xã nhưng rất tích cực trong các phong trào, hoạt động Đoàn tại địa phương. “Nhìn những gia đình khấm khá lên nhờ nuôi bò, mình thích lắm nhưng không có điều kiện mua. Mình hứa khi bò giống sinh sản lứa thứ 3, mình sẽ hỗ trợ lại những ĐVTN khó khăn khác”-anh Siu Thoang chia sẻ.
Để giúp ĐVTN chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế diện tích hồ tiêu chết do dịch bệnh, Huyện Đoàn Chư Pưh đã chủ động đề xuất UBND huyện hỗ trợ cây giống và kỹ thuật chăm sóc. Theo đó, đầu năm 2019, từ nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chư Pưh đã hỗ trợ 8 hộ dân (trong đó có 2 hộ thanh niên) triển khai mô hình trồng chanh tứ quý. Anh Đặng Xuân Lợi-Phó Bí thư Đoàn xã Ia Blứ là một trong 2 thanh niên được nhận sự hỗ trợ này với 300 cây chanh giống cùng hệ thống béc tưới, tổng kinh phí 126 triệu đồng. Sau 1 năm, cây chanh tứ quý phát triển xanh tốt và đã cho quả bói. Anh Lợi chia sẻ: “Tôi hy vọng mô hình này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao trên diện tích hồ tiêu bị chết. Nếu đạt kết quả, tôi sẽ hướng dẫn lại cho những thanh niên khác trên địa bàn xã”.
Đầu năm 2020, được UBND huyện hỗ trợ dự án “Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, Huyện Đoàn Chư Pưh đã phối hợp cùng Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS hỗ trợ cây giống mít Thái và phân bón cho 5 thanh niên ở các xã: Ia Hrú, Ia Dreng, Ia Blứ và thị trấn Nhơn Hòa, mỗi hộ 210 cây mít và 300 kg phân bón. Anh Trần Văn Công-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOS-cho hay: “Khi bàn giao cây giống, chúng tôi hướng dẫn ĐVTN quy trình trồng, chăm sóc an toàn, trong tháng 4-2020 sẽ tiếp tục mở lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc. Khi thu hoạch, nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được Hợp tác xã thu mua để xuất khẩu”.
Bên cạnh hỗ trợ cây giống, vật nuôi cho ĐVTN, Huyện Đoàn Chư Pưh còn chỉ đạo, hướng dẫn cho các tổ chức Đoàn cơ sở làm tốt công tác quản lý vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội, tạo điều kiện để ĐVTN vay vốn phát triển kinh tế; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật-công nghệ cho ĐVTN để vượt khó vươn lên…
PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.