Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến “siêu thực” như ở hành tinh khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mới đây, Dianne Apen-Sadler-cây viết kỳ cựu của Tạp chí Du lịch danh tiếng Wanderlust đã đưa hang Sơn Đoòng (Quảng Bình, Việt Nam) vào danh sách những điểm đến “siêu thực” khiến du khách tưởng như đang “lạc vào hành tinh khác”.

hang-son-doong-lot-top-diem-den-sieu-thuc-nhu-o-hanh-tinh-khac-anh-ryan-deboodt-nguon-vietnamnetvn.jpg
Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến “siêu thực” như ở hành tinh khác. Ảnh Ryan Deboodt. Nguồn vietnamnet.vn

Theo Dianne, nếu ai đó đang ấp ủ giấc mơ được ra ngoài không gian khám phá vũ trụ, danh sách những điểm “siêu thực” trên trái đất của cô sẽ phần nào giúp họ thỏa mãn. Hang động lớn nhất thế giới ở Việt Nam là một trong những điểm đến như thế. Không chỉ có chiều dài gần 9 km, hang Sơn Đoòng còn đủ rộng để chứa cả một khu phố ở New York (Mỹ) mà vẫn dư chỗ.

Hang Sơn Đoòng được nhóm thám hiểm hang động Anh do ông Howard Limbert dẫn đầu khảo sát vào năm 2009 và công bố là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới với thể tích là 38,5 triệu m³.

Sau đó, hang được Tạp chí National Geographic Magazine và National Geographic TV công bố ra công chúng. Ngày 30-4-2013, Tổ chức Guinness Thế giới công bố cuốn sách kỷ lục thế giới năm 2013, trong đó công nhận hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Các tỉnh Nam Trung bộ có tiềm năng to lớn về du lịch biển nhờ có nhiều bãi tắm đẹp, cùng với hệ thống đảo, quần đảo, vịnh ven bờ nổi tiếng. Tuy vậy, hoạt động du lịch nhiều nơi còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, dẫn đến quá tải, gây hệ lụy về môi trường.

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị văn hóa địa phương.

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.