Hàng ngàn du khách và người dân rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam từ bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi về Miếu Bà ở dưới chân núi Sam mở đầu cho Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025.

Hàng ngàn du khách và nhân dân tham cùng dự Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam từ đỉnh núi Sam xuống Miếu Bà. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Hàng ngàn du khách và nhân dân tham cùng dự Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam từ đỉnh núi Sam xuống Miếu Bà. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Tối 19/5 (nhằm 22/4 Âm lịch), Ban tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025 phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Châu Đốc và Ban Quản trị Lăng miếu núi Sam trang trọng tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam từ bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi về Miếu Bà ở dưới chân núi Sam, mở đầu cho Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025.

Trong không khí phấn khởi, tự hào khi Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa được UNESCO ghi danh Di sản Văn hóa Phi Vật thể đại diện của nhân loại, lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra trang nghiêm, đúng các nghi thức truyền thống là Lễ khai thủy - đăng sơn - thỉnh thánh mẫu; dâng hương đài liệt sỹ; di kiệu Bà từ đài liệt sỹ lên đỉnh núi Sam...

Mở đầu Lễ phục hiện, trời mưa nặng hạt, nhưng hàng ngàn người dân và du khách vẫn tham gia Lễ phục hiện rước tượng Bà với quãng đường đi bộ dài hơn 4km trong tiếng trống rộn ràng của các đoàn lân sư rồng - nét văn hóa độc đáo, đặc sắc chỉ có ở Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam tỉnh An Giang.

Du khách và nhân dân xếp hàng dài hơn 2km theo sau các vị bô lão của phường Núi Sam và lãnh đạo tỉnh An Giang thành kính dâng hương tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Nhà bia liệt sỹ và tiến hành các nghi thức rước tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu từ trên đỉnh núi Sam về Miếu Bà (nơi an vị tượng Bà ở dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc).

Tại đây diễn ra chương trình sân khấu hóa lễ phục dựng rước Bà Chúa Xứ núi Sam.

Bí thư Thành ủy Châu Đốc Lâm Quang Thi cho biết Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm nay diễn ra từ ngày 11/5 đến 24/5 (nhằm ngày 14 đến 27/4 âm lịch). Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam Bộ. Giá trị văn hóa truyền thống của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam luôn có sức hút mạnh mẽ đối với người dân, du khách trong và ngoài nước.

“Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải bảo vệ di sản, sau khi được ghi danh, Đảng bộ và chính quyền thành phố Châu Đốc và tỉnh An Giang luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của tỉnh,” Bí thư Thành ủy Châu Đốc Lâm Quang Thi nhấn mạnh.

Với phương châm tạo điều kiện để du khách và nhân dân cùng tham gia, đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam dần trở về với tính cộng đồng, năm nay, phần hội được tổ chức phong phú, sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng cao của nhân dân và du khách.

Công tác tuyên truyền, quảng bá lan tỏa hình ảnh, ý nghĩa của lễ hội được chú trọng, qua đó góp phần xây dựng môi trường văn hóa, văn minh trong lễ hội, phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Đặc biệt, Lễ hội năm nay còn có chương trình lễ hội đường phố, chương trình văn nghệ, trưng bày các gian hàng ẩm thực, hàng hóa đặc trưng, sản phẩm OCOP, trình diễn thư pháp; thi múa lân-sư-rồng, phục vụ du khách và người dân...

Nghi thức rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam nhập Miếu. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Nghi thức rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam nhập Miếu. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của của cư dân vùng Nam Bộ nói chung, vùng Châu Đốc, tỉnh An Giang nói riêng.

Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Việt trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với cộng đồng người Khmer, Hoa, Chăm,… được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây cũng là dịp để người dân thể hiện lòng tin yêu, tri ân, tôn kính đối với những bậc tiền nhân, những người có công với dân, với nước.

Năm 2014, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia.

Ngày 4/12/2024, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Qua đó, khẳng định, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần tích cực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

(GLO)- Xu hướng trải nghiệm mới lạ được Euronews (mạng lưới truyền hình tin tức toàn châu Âu) xếp đầu trong 7 xu hướng du lịch năm 2025. Du khách tìm kiếm những điểm đến hoang sơ, ít người biết đến để khám phá và kết nối sâu sắc với thiên nhiên.

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Các tỉnh Nam Trung bộ có tiềm năng to lớn về du lịch biển nhờ có nhiều bãi tắm đẹp, cùng với hệ thống đảo, quần đảo, vịnh ven bờ nổi tiếng. Tuy vậy, hoạt động du lịch nhiều nơi còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, dẫn đến quá tải, gây hệ lụy về môi trường.

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị văn hóa địa phương.

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.