Giải mã sức hút cây cô đơn ở Sa Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sa Pa vào mùa này không có băng tuyết, vừa hết mùa hoa và cũng đã kết thúc vụ lúa chín trên ruộng bậc thang nhưng du khách đến Sa Pa lúc này lại thuận tiện nhất bởi không xô bồ chen lấn, và tha hồ săn những bức ảnh đẹp hiếm có.

Đến du lịch ở Sa Pa, điểm check-in đầu tiên phải là đỉnh Fansipan với độ cao trên 3.143m. Tuy nhiên, bên cạnh ngọn núi được mệnh danh "nóc nhà của Đông Nam Á" đã quá nổi tiếng, Sa Pa vẫn còn có nhiều nơi du ngoạn khác.

Đối với những người có đam mê săn ảnh và check-in các điểm độc lạ, "cây cô đơn" ở Sa Pa chính là nơi mà họ muốn tìm đến. Nhưng nếu không có "thổ địa" dẫn đường, có lẽ nhiều người sẽ loay hoay không tìm ra.

Địa điểm có cây cô đơn. Ảnh: KHANG KA
Địa điểm có cây cô đơn. Ảnh: KHANG KA

Cây cô đơn nằm trên con đèo Ô Quy Hồ, đoạn cách khúc cua gấp khoảng 100m giữa khu du lịch Ô Quy Hồ và cầu kính Sa Pa, nối với trung tâm bằng đường thác Bạc.

Nói khó nhận ra là bởi nơi đây… không có lối ra vào đúng nghĩa. Theo sự hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến "cây cô đơn" vào buổi chiều, xe dừng lại ở bên kia đường, phải đi bộ băng qua khúc cua ngoặt đầy nguy hiểm vì khuất tầm nhìn, chui qua cả thanh rào chắn của con đường chính được nâng lên tạm bợ. Bảng hiệu "cây cô đơn" hiện ra và ông chủ ngồi sẵn ở đó, thu mỗi khách 20.000 đồng để được vào chụp ảnh.

Khá đông du khách trẻ xếp hàng chờ sẵn để đến lượt săn ảnh. Ảnh: KHANG KA

Khá đông du khách trẻ xếp hàng chờ sẵn để đến lượt săn ảnh. Ảnh: KHANG KA

Nói chính xác, đây chỉ là một quán cà phê nhỏ, bố trí vài tiểu cảnh để chụp hình, nhưng lại có hàng chục người ngồi xếp hàng chờ sẵn. Nhìn xung quanh, cây cô đơn Sa Pa không quá đơn độc, bởi vẫn có rất nhiều cây xanh khác. Điểm độc đáo của "cây cô đơn" là mọc thẳng đứng từ lưng chừng núi, phần ngọn cây ở vị trí cao hơn hẳn so với những cây khác.

Khung cảnh đồi núi, mây mù bao phủ và ánh nắng mặt trời buổi chiều tà đã kết hợp nên khoảnh khắc độc đáo để săn ảnh. Nhưng phải nói rõ rằng, để đi đến vị trí tạo dáng, du khách phải bước trên một cây cầu gỗ chênh vênh và rất nguy hiểm, bên dưới là vực sâu. Hầu như ai đến đây chụp ảnh cũng vừa tạo dáng vừa run, nhưng đa số vẫn cố gắng vượt qua cảm giác sợ hãi để có được bức hình đẹp.

Và đây là tác phẩm nhiều người trông đợi. Ảnh nguồn @nang.mii

Và đây là tác phẩm nhiều người trông đợi. Ảnh nguồn @nang.mii

Ông chủ ở đây cho biết, thời gian trước khu vực này có khá nhiều hộ dân kinh doanh tự phát với hình thức chụp ảnh check-in như vậy, nhưng sau này bị giải tỏa hết vì gây mất an toàn giao thông khi du khách tập trung quá đông ở khúc cua nguy hiểm. Gia đình ông là hộ duy nhất được tồn tại vì đã bám trụ giữ rừng ở đây hàng chục năm trước. "Cây cô đơn" Sa Pa vì vậy đã trở nên cô đơn đúng nghĩa. Mặc dù hiện nay không phải là mùa cao điểm nhưng mỗi ngày ông cũng "bán vé" cho khoảng 20 - 30 người, bán thêm nước uống và trái cây vườn, cũng đủ thu nhập trang trải cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.