(GLO)- “Chán”, “ngán”, “không mấy hứng thú”… là câu than thở cửa miệng của khá nhiều học sinh khối 11 THPT, đối tượng bắt buộc phải học chương trình dạy nghề phổ thông. Nhiều học sinh miễn cưỡng đi học nghề chỉ để được cộng từ 1 đến 2 điểm vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tréo ngoe chọn nghề
Sau quyết định của UBND tỉnh (tháng 4-2011) về việc sắp xếp, chuyển giao chức năng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông từ Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp tỉnh về Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh, năm học 2011-2012 là năm đầu tiên Trường Trung cấp Nghề tổ chức dạy nghề phổ thông. Hiện trường có 76 lớp dạy nghề với 2.251 học sinh của 5 trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku gồm: Hoàng Hoa Thám, Pleiku, Chuyên Hùng Vương, Lê Lợi, Phan Bội Châu.
Riêng học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh được tổ chức học nghề tin học phổ thông ngay tại trường vì từ trường đến nơi học nghề quá xa (theo quyết định nêu trên của UBND tỉnh, nhiệm vụ dạy nghề tin học phổ thông được giao hẳn cho các trường THPT).
Với tổng cộng 105 tiết học, các nghề trong chương trình dạy nghề phổ thông khá phong phú: Cắt may thời trang, thêu, nấu ăn, điện dân dụng và sửa chữa xe máy. Tuy nhiên, nhiều học sinh lại không được lựa chọn nghề theo ý thích. N.T.T.T.- học sinh Trường THPT Pleiku, cho biết, em bắt đầu học nghề tại Trường Trung cấp Nghề từ hơn 1 tháng nay. Mỗi tuần T. học 1 buổi vào buổi chiều, từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút. Mặc dù thích học Tin học hơn nhưng em lại được xếp vào lớp thêu. “Vì vậy em không thấy hứng thú lắm”- T. ngán ngẩm cho biết. Ngược lại, em Đ.T.B.G., học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám, tuy rất thích học thêu nhưng lại được xếp vào học lớp… cắt may thời trang. Tương tự, em N.B.H., học sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương, cũng phải miễn cưỡng trở thành một học viên của lớp cắt may thời trang mặc dù mong muốn được học nấu ăn. H. bày tỏ: “Học nghề là có thêm một kỹ năng sống, nhưng em thật sự không muốn học những thứ mình không thích”.
Ngoài ra, đa số học sinh đều cho rằng địa điểm học nghề quá xa (cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 7 km), nhiều học sinh phải đóng 320.000 đồng/năm để đi xe buýt. Vì thế, mặc dù có thêm kỹ năng sống- hơn thế nữa là có thể định hướng chọn nghề trong tương lai- mà không phải đóng học phí nhưng nhiều học sinh vẫn không mấy mặn mà với việc học nghề.
Trường than khó
Giải thích về sự tréo ngoe này, thầy Nguyễn Thanh Sơn- Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám cho biết: Căn cứ vào chỉ tiêu số lớp cụ thể của từng nghề do Trường Trung cấp Nghề đưa ra, nhà trường phải cân đối số học sinh cho phù hợp. Ví dụ, chỉ tiêu số lớp của nghề điện dân dụng cao thì mới xếp được nhiều học sinh vào lớp này, nếu không thì buộc phải xếp vào các lớp khác. “Do đó, nếu để các em tự chọn thì không thể đáp ứng hết được”. Cũng theo thầy Sơn, học sinh khối 11 của Trường THPT Hoàng Hoa Thám phải học văn hóa theo thời khóa biểu tại trường vào buổi chiều, ngoài ra còn có 2 buổi sáng trong tuần phải tập trung học Thể dục và Giáo dục quốc phòng, do đó thời gian học nghề sẽ được sắp xếp trong những buổi sáng còn lại.
Tuy nhiên, một số học sinh lại chọn nghề có giờ học trùng vào giờ học buổi sáng, vì vậy mới xảy ra tình trạng nhiều em có nguyện vọng học nghề A nhưng trường phải xếp vào học nghề B. “Nếu Trường Trung cấp Nghề cho lịch học trước, nhà trường căn cứ trên nguyện vọng học nghề của học sinh để xếp thời khóa biểu sau thì sẽ linh động hơn, học sinh sẽ được chọn nghề đúng theo ý thích hơn”- thầy Sơn nêu giải pháp.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề cho biết thêm, vì nằm ở địa điểm khá xa trung tâm TP. Pleiku nên trường đã từng đề nghị đưa giáo viên đến tận các trường THPT để dạy một số môn như: Cắt may thời trang, thêu, điện dân dụng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho học sinh, song hầu hết các trường đều cho rằng không khả thi vì không có cơ sở vật chất đáp ứng việc dạy nghề ngay tại cơ sở. Vì vậy, học sinh vẫn phải “lặn lội” gần chục cây số đi học nghề hàng tuần.
Bên cạnh đó, ông Kiệm cũng nêu những khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu chọn nghề theo sở thích của học sinh: Trường chỉ được thiết kế cho không quá 800 học sinh- sinh viên, nhưng nay con số này đã là 1.200 học sinh- sinh viên chính khóa, chưa kể các lớp liên kết. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên đang thiếu rất nhiều khi chỉ có 14 người từ Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp chuyển sang làm nhiệm vụ dạy nghề.
Chính vì thế, nhà trường không thể mở đầy đủ các lớp theo nhu cầu của học sinh; nếu một nghề có 40 học sinh đăng ký thì trường chỉ có thể mở 1 lớp (theo quy định là 30 học sinh/lớp), 10 học sinh còn lại buộc phải “di cư” sang một lớp nghề khác ít người học hơn. “Nếu có cơ sở vật chất rộng rãi hơn và đội ngũ giáo viên đông hơn thì mới có thể đáp ứng được”- ông Kiệm nói. Theo ông, tới đây, khi trường được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Nghề trong thời gian không xa thì có lẽ khúc mắc này sẽ được tháo gỡ phần nào.
Tréo ngoe chọn nghề
Sau quyết định của UBND tỉnh (tháng 4-2011) về việc sắp xếp, chuyển giao chức năng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông từ Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp tỉnh về Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh, năm học 2011-2012 là năm đầu tiên Trường Trung cấp Nghề tổ chức dạy nghề phổ thông. Hiện trường có 76 lớp dạy nghề với 2.251 học sinh của 5 trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku gồm: Hoàng Hoa Thám, Pleiku, Chuyên Hùng Vương, Lê Lợi, Phan Bội Châu.
Các học viên lớp cắt may thời trang trong một tiết học của chương trình dạy nghề phổ thông. Ảnh: Phương Duyên |
Với tổng cộng 105 tiết học, các nghề trong chương trình dạy nghề phổ thông khá phong phú: Cắt may thời trang, thêu, nấu ăn, điện dân dụng và sửa chữa xe máy. Tuy nhiên, nhiều học sinh lại không được lựa chọn nghề theo ý thích. N.T.T.T.- học sinh Trường THPT Pleiku, cho biết, em bắt đầu học nghề tại Trường Trung cấp Nghề từ hơn 1 tháng nay. Mỗi tuần T. học 1 buổi vào buổi chiều, từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút. Mặc dù thích học Tin học hơn nhưng em lại được xếp vào lớp thêu. “Vì vậy em không thấy hứng thú lắm”- T. ngán ngẩm cho biết. Ngược lại, em Đ.T.B.G., học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám, tuy rất thích học thêu nhưng lại được xếp vào học lớp… cắt may thời trang. Tương tự, em N.B.H., học sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương, cũng phải miễn cưỡng trở thành một học viên của lớp cắt may thời trang mặc dù mong muốn được học nấu ăn. H. bày tỏ: “Học nghề là có thêm một kỹ năng sống, nhưng em thật sự không muốn học những thứ mình không thích”.
Ngoài ra, đa số học sinh đều cho rằng địa điểm học nghề quá xa (cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 7 km), nhiều học sinh phải đóng 320.000 đồng/năm để đi xe buýt. Vì thế, mặc dù có thêm kỹ năng sống- hơn thế nữa là có thể định hướng chọn nghề trong tương lai- mà không phải đóng học phí nhưng nhiều học sinh vẫn không mấy mặn mà với việc học nghề.
Trường than khó
Giải thích về sự tréo ngoe này, thầy Nguyễn Thanh Sơn- Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám cho biết: Căn cứ vào chỉ tiêu số lớp cụ thể của từng nghề do Trường Trung cấp Nghề đưa ra, nhà trường phải cân đối số học sinh cho phù hợp. Ví dụ, chỉ tiêu số lớp của nghề điện dân dụng cao thì mới xếp được nhiều học sinh vào lớp này, nếu không thì buộc phải xếp vào các lớp khác. “Do đó, nếu để các em tự chọn thì không thể đáp ứng hết được”. Cũng theo thầy Sơn, học sinh khối 11 của Trường THPT Hoàng Hoa Thám phải học văn hóa theo thời khóa biểu tại trường vào buổi chiều, ngoài ra còn có 2 buổi sáng trong tuần phải tập trung học Thể dục và Giáo dục quốc phòng, do đó thời gian học nghề sẽ được sắp xếp trong những buổi sáng còn lại.
Tuy nhiên, một số học sinh lại chọn nghề có giờ học trùng vào giờ học buổi sáng, vì vậy mới xảy ra tình trạng nhiều em có nguyện vọng học nghề A nhưng trường phải xếp vào học nghề B. “Nếu Trường Trung cấp Nghề cho lịch học trước, nhà trường căn cứ trên nguyện vọng học nghề của học sinh để xếp thời khóa biểu sau thì sẽ linh động hơn, học sinh sẽ được chọn nghề đúng theo ý thích hơn”- thầy Sơn nêu giải pháp.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề cho biết thêm, vì nằm ở địa điểm khá xa trung tâm TP. Pleiku nên trường đã từng đề nghị đưa giáo viên đến tận các trường THPT để dạy một số môn như: Cắt may thời trang, thêu, điện dân dụng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho học sinh, song hầu hết các trường đều cho rằng không khả thi vì không có cơ sở vật chất đáp ứng việc dạy nghề ngay tại cơ sở. Vì vậy, học sinh vẫn phải “lặn lội” gần chục cây số đi học nghề hàng tuần.
Bên cạnh đó, ông Kiệm cũng nêu những khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu chọn nghề theo sở thích của học sinh: Trường chỉ được thiết kế cho không quá 800 học sinh- sinh viên, nhưng nay con số này đã là 1.200 học sinh- sinh viên chính khóa, chưa kể các lớp liên kết. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên đang thiếu rất nhiều khi chỉ có 14 người từ Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp- Hướng nghiệp chuyển sang làm nhiệm vụ dạy nghề.
Chính vì thế, nhà trường không thể mở đầy đủ các lớp theo nhu cầu của học sinh; nếu một nghề có 40 học sinh đăng ký thì trường chỉ có thể mở 1 lớp (theo quy định là 30 học sinh/lớp), 10 học sinh còn lại buộc phải “di cư” sang một lớp nghề khác ít người học hơn. “Nếu có cơ sở vật chất rộng rãi hơn và đội ngũ giáo viên đông hơn thì mới có thể đáp ứng được”- ông Kiệm nói. Theo ông, tới đây, khi trường được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Nghề trong thời gian không xa thì có lẽ khúc mắc này sẽ được tháo gỡ phần nào.
Phương Duyên