Đối đầu với khó khăn thì thành công mới mỹ mãn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đầu quí II năm 2009, thị trường vàng tại Gia Lai bắt đầu sôi động theo xu hướng chung của cả nước và từ đây một số sàn giao dịch vàng ra đời để nắm bắt ngay nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt nhanh xu hướng này, ông Đào Trọng Duy- Giám đốc Công ty TNHH Hải Lưu đã nhanh chóng làm các thủ tục và cho ra mắt sàn giao dịch vàng Hải Lưu để tư vấn đầu tư cho khách hàng ở Gia Lai. Tuy vậy, nhằm ổn định thị trường này, Chính phủ đã yêu cầu đóng cửa tất cả các sàn vàng trên cả nước và Hải Lưu tiếp tục thay đổi một hình thức kinh doanh mới, lạ và đầy tiềm năng tại Pleiku.
PV: Sàn vàng Hải Lưu hoạt động được 5 tháng thì buộc phải đóng cửa? Khi nhận thông tin này ông có bị sốc?
Ông Duy (bên phải) đang nói chuyện với phóng viên Báo Gia Lai Điện tử. Ảnh: Đức Thụy
Ông Duy (bên phải) và phóng viên Báo Gia Lai Điện tử. Ảnh: Đức Thụy

Ông Đào Trọng Duy: Hoạt động được 3-4 tháng thì nhận được thông tin Chính phủ yêu cầu đóng cửa các sàn vàng trên cả nước và mình phải chấp hành đúng quyết định này nên ngày 5-1-2010 sàn vàng Hải Lưu chính thức đóng cửa và không còn giao dịch với khách nữa.
Là một doanh nghiệp mới ra đời, bắt đầu làm quen với thị trường và có gần 60 khách hàng thường xuyên có mặt tại công ty để nhân viên tư vấn để đầu tư vàng. Khách hàng có lợi nhuận, doanh nghiệp có doanh thu, nhân viên có thu nhập cao… do đó đóng cửa có rất nhiều luyến tiếc. Nhưng đâu chỉ có Hải Lưu đóng cửa mà tất cả các sàn trên cả nước đều đóng cửa.
PV: Sau khi đóng cửa sàn vàng, Hải Lưu chuyển sang tư vấn đầu tư về ngoại tệ, dầu thô, chứng khoán và hàng hoá. Hình thức kinh doanh này của Hải Lưu đang rất mới tại Gia Lai, thưa ông?
Ông Đào Trọng Duy: Trước khi chính thức đóng cửa sàn vàng thì chúng tôi phải tìm hướng đi mới để tiếp tục kinh doanh cũng như phát triển thương hiệu của mình. Việc chuyển sang hình thức tư vấn đầu tư về dầu thô, hàng hoá, ngoại tệ… đúng là rất mới tại Gia Lai và doanh nghiệp chúng tôi hiện đang là doanh nghiệp duy nhất làm công việc này.
Do là đầu tiên và đúng là khá mới trong suy nghĩ của nhiiều người nên hiện nay chúng tôi vẫn đang gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. Tuy vậy, với xu thế kinh doanh qua mạng đang là xu hướng chung nên tôi tin trong thời gian tới người dân Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung sẽ đi theo xu hướng này vì đây là hình thức kinh doanh hấp dẫn và lợi nhuận cao.
PV: Dựa trên yếu tố nào để ông khẳng định khách hàng khi giao dịch qua Hải Lưu sẽ có lợi nhuận?
Ông Đào Trọng Duy: Trước đây khi làm sàn vàng, chúng tôi đã mang không ít thành công đến cho khách hàng nhưng khách hàng phải theo một chiến lược được hoạch định sẵn của công ty. Do đó có người lỗ vì đầu tư theo hướng cảm tính, không có hoạch định…
Một buổi tư vấn cho khách hàng. Ảnh: Đức Thụy
Một buổi tư vấn cho khách hàng. Ảnh: Đức Thụy
Khi giao dịch tại Hải Lưu khách hàng sẽ được nhân viên ở đây tư vấn hỗ trợ về các lĩnh vực đầu tư. Sau đó, khách sẽ mở một tài khoản tại Hải Lưu để giao dịch thông qua sàn giao dịch London- Anh. Từ đây, sự lên xuống của mặt hàng khách hàng đầu tư sẽ được Hải Lưu cùng khách nghiên cứu tham khảo, nên mua hay bán, nên khớp lệnh hay không…Nếu làm theo một chiến lược, có một quá trình nghiên cứu thì rủi ro khi khách hàng gặp phải là rất thấp và lợi nhuận sẽ có nếu biết thời cơ đến.
PV: Và hiện nay khách của công ty đã nhiều?
Ông Đào Trọng Duy: Đây là lĩnh vực kinh doanh còn khá lạ nên số lượng khách hiện nay chỉ hơn 10 người. Nhưng tôi tin trong thời gian tới số lượng khách hàng sẽ tăng, đặc biệt đối với những khách hàng có tiền nhàn rỗi.
PV: Như vậy, ông rất tin vào khẳ năng thành công của mình ở lĩnh vực vừa mới, vừa lạ và vừa khó đầu tư khi làm tại Gia Lai?
Ông Đào Trọng Duy: Với những kiến thức tôi học được tại Singapore và sau một thời gian làm việc tại TP.Hồ Chí Minh, tôi tin mình sẽ thành công ở tương lai không xa vì dám đối đầu với khó khăn thì khi thành công mới mỹ mãn.
PV: Cảm ơn ông về buổi nói chuyện này và chúc ông thành công.
Minh Thi (thực hiện)


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.