Đất vườn, đất ruộng lên cơn sốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên một nhóm Facebook có tên “Bỏ phố về rừng” với hơn 158.000 thành viên thường xuyên đăng tải những bài viết chia sẻ câu chuyện trốn TP của mình. Trong đó, đa phần là các bạn trẻ.
Hình ảnh những cô gái, chàng trai đội nón kín mít thu hoạch cam, cà rốt giữa trời nắng chang chang nhưng nét mặt hiện rõ niềm hạnh phúc, dường như càng tiếp thêm động lực cho những người còn đang phân vân. Thế nhưng, không phải cứ muốn về quê là về.

Một đồi chè ở Bảo Lộc bị phân lô bán nền. Ảnh: Gia Bình
Một đồi chè ở Bảo Lộc bị phân lô bán nền. Ảnh: Gia Bình
Về rừng cũng phải có tiền
“Giờ em có gần 200 triệu đồng, muốn bỏ tất cả để về rừng thì nên chọn địa điểm nào? Em thấy Kon Tum cũng đẹp. Sống ở TP áp lực công việc, áp lực cuộc sống quá” - bài đăng ngắn gọn của một thành viên nhận về gần 1.000 bình luận mà quá nửa là khuyên cần thời gian tích thêm vốn.
T.Bảo, một người có kinh nghiệm đã một lần bỏ phố về quê bất thành, chia sẻ: “Đừng bao giờ nghĩ sống TP áp lực mà về quê cho dễ thở. Về vườn với nương rẫy đi, bạn sẽ thấy áp lực cuộc sống gấp đôi nếu bạn chỉ có bấy nhiêu. 200 triệu không biết có đủ tiền đi chợ và trang trải cho bản thân được bao lâu. Chưa có gia đình còn đỡ, có gia đình, con cái thì đúng là từ toang đến toác”.
Trong khi đó, một người dân đang sống ở Kon Tum cho biết ở Kon Tum và Gia Lai, những nơi hẻo lánh xa xôi mới có giá đất 100 triệu đồng/ha hoặc thấp hơn. Nếu chọn ở đó, bạn thành viên trên sẽ còn lại khoảng 100 triệu đầu tư một căn nhà hay cái lều bé ở tạm và làm vốn đầu tư. Tuy nhiên, những khu này thường đường sá đi lại khó khăn, xa nơi dân cư, không có điện, lại ở cảnh một mình thiếu thốn đủ thứ. Còn nếu mua đất ở trong khu dân cư thì giá cao, nhiều lắm chỉ được vài sào, không đủ để làm ăn đầu tư gì, sớm muộn cũng phải bỏ.
“Đúng là chẳng có áp lực công việc cuộc sống như ở TP nhưng nó có áp lực khác mà e rằng nếu không quen sống ở rừng núi thì khó chịu được quá 1 năm. Nói bỏ phố về rừng, thực ra bây giờ toàn đại gia hoặc cũng phải có tiền, có điều kiện mới về được. Không thì phải nâng cao khả năng sinh tồn”, người này tư vấn.
Đừng để “vỡ mộng”
Nắm bắt xu hướng, rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án ở Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu… khiến giá đất ngày càng tăng cao. Đơn cử, một miếng đất 3.000 m2 xã Tà Nung, cách TP.Đà Lạt 18 km cách đây 4 năm được rao bán 700 triệu đồng, tính cả chi phí làm sổ, đến năm 2020 đã tăng giá lên 2,5 tỉ đồng. Cũng vẫn mảnh đất đó, chỉ vài tháng sau, trên một trang mua bán bất động sản đã được giao dịch với giá gần gấp đôi.
Những mảnh đất sào, đất vườn ở các tỉnh, thành bỗng đồng loạt “lên cơn sốt”. Không chỉ những quả đồi với diện tích lớn thu hút giới đầu tư phân lô bán nền mà những mảnh vườn với diện tích nhỏ hơn cũng được săn lùng ráo riết. Các miếng đất có view đẹp, có suối, thác nhanh chóng trở thành hàng hiếm để rao bán cho những người đầu tư farmstay, homestay… phục vụ du lịch. Những mảnh vườn có cây trái sẵn như bơ, hồng, sầu riêng cũng hấp dẫn người muốn làm nhà ở, trang trại, sống gần gũi với thiên nhiên. Ngay cả những miếng đất xa trung tâm, chưa có sổ cũng được người ít tiền hơn tìm đến. Đất tăng giá, những người ôm mộng bỏ phố về quê cũng ngày càng khó hơn.
Ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty GIBC, cho biết hiện nay rất nhiều doanh nghiệp chuộng đầu tư vào farmstay, kết hợp làm nông nghiệp công nghệ cao và du lịch. Đây là mô hình xuất phát từ nhu cầu có căn nhà thứ hai để nghỉ dưỡng của người dân ở nước ngoài từ nhiều năm trước. Thường mô hình này phải đi kèm điều kiện là có cảnh quan thiên nhiên, gần sông hồ hay rừng núi nhưng vẫn phải kết hợp hạ tầng đầy đủ như có đường cao tốc, kết nối với cơ sở y tế… để phục vụ nhu cầu của người nghỉ dưỡng. Tất nhiên trong quá trình hoạt động và duy trì mô hình farmstay, phải có đội ngũ phục vụ từ chăm sóc nơi ở đến ăn uống nên cũng không phải đơn giản. Vì vậy, có nhiều người đầu tư chờ mong giá tăng lên để bán lại thu lãi. Nhưng trong vòng 3 - 5 năm gần đây, xu hướng này đã không còn phát triển nhiều. Một phần do các khu resort, condotel ven biển nổi lên cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người thích biển hơn. Vì vậy, nhiều khu farmstay không tìm được khách mua với kỳ vọng có lãi cao như chủ đầu tư ban đầu dự kiến. Nếu cho thuê thì khách lại ít, hiệu quả kinh tế không có… khiến nhiều người bớt “mơ mộng”.
Theo H.Mai - M.Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất