Cử nhân toán lập hợp tác xã rau sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có công việc với mức lương ổn định ở TP.Đà Nẵng, nhưng chàng cử nhân toán - tin, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng (34 tuổi) lại chọn lối lập nghiệp khác: quay về quê lập hợp tác xã rau sạch.

Nguyễn Quốc Sơn (ở xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) được nhận vào giảng dạy tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Tiên Phước). Hai năm sau, cảm thấy mình không "phù hợp" với nghề giáo, Sơn xin nghỉ rồi ra lại Đà Nẵng để học làm kinh doanh. “Hơn 5 năm ở Đà Nẵng, mình nhận thấy nhiều người ưa chuộng sản vật quê nhà nhưng lại chưa có điều kiện quảng bá. Nếu sản vật xây dựng được thương hiệu, uy tín thì sẽ đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Chính suy nghĩ này đã thôi thúc mình trở về”, anh chia sẻ.

 

Nguyễn Quốc Sơn đang kiểm tra chất lượng rau.
Nguyễn Quốc Sơn đang kiểm tra chất lượng rau.

Năm 2015, khi có được một số vốn, Sơn mở công ty mang tên “Đặc sản xứ Tiên” tại quê nhà, chuyên thu mua các đặc sản như: nghệ, tiêu, lòn bon, mật ong rừng... rồi mang đi các thành phố lớn tiêu thụ. “Khi nhu cầu người tiêu dùng về sản phẩm sạch cao thì đặc sản quê sẽ được săn đón và có giá trị”, anh Sơn nói.

Tháng 9-2017, hợp tác xã nông nghiệp Tiên Châu được thành lập và do chính Nguyễn Quốc Sơn làm giám đốc. Để có đất trồng rau, anh thuê gần 2 ha, sau đó đầu tư 200 triệu đồng làm nhà lưới và hệ thống nước tưới tự động. Khu đất này vốn dĩ bỏ hoang, cây dại mọc đầy, nhưng lúc Sơn lao vào trồng rau theo phương pháp kỹ thuật mới thì nhiều người ái ngại vì sợ công sức bỏ ra nhiều mà chất lượng và đầu ra không có gì đảm bảo. “Nhưng bản thân mình lại nghĩ khác, thị trường bây giờ đang rất ưa chuộng sản phẩm sạch nên mình mới mạnh dạn thuê đất để trồng rau thí điểm theo phương pháp hữu cơ”, anh tâm sự.

Sơn thường xuyên lục tìm tài liệu liên quan đến kỹ thuật trồng rau sạch trên mạng. Mô hình triển khai đến đâu, anh tham khảo đến đó và tự đúc kết kinh nghiệm qua từng lứa rau. Khi nhận thấy mô hình đi đúng hướng, anh quyết định mở rộng quy mô, trồng thêm nhiều loại rau. Dần dà, hợp tác xã của Sơn khá phong phú về chủng loại rau, từ xà lách, đậu bắp, cà chua, cô ve đến ngọn bí, rau tần ô, khổ qua… Đặt tiêu chí “sạch” lên hàng đầu, nên từ khâu xuống giống, thu hoạch và cả phân bón đều được kiểm soát chặt. Sản phẩm rau sạch của hợp tác xã lại được chính công ty “Đặc sản xứ Tiên” của Sơn bao tiêu. Mỗi tháng, hợp tác xã cung cấp ra thị trường 3 - 4 tấn rau sạch, cho doanh thu hơn 150 triệu đồng.

Mạnh Cường/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.