Có nên viết “bê tông hóa”?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên báo chí hiện nay, cụm từ “bê tông hóa” được dùng rất phổ biến. Chẳng hạn, báo Bình Định ngày 6.9.2017 có bài TX An Nhơn: Đẩy nhanh tiến độ bê tông hóa giao thông nông thôn, trong đó có đến 4 lần (tính cả nhan đề) cụm từ này được nhắc đến.

Tạm hiểu, bê tông hóa làm cho đường đất thành đường bê tông. Cụm này được cấu tạo theo mô hình X + hóa. Trong đó, hóa là yếu tố chính, nghĩa là làm ra, thay đổi thành. X + hóa có thể hiểu là làm ra X, thay đổi thành X. Chẳng hạn, hiện đại hóa thay đổi thành hiện đại, cơ giới hóa làm cho [từ chưa có thành] có máy móc. Đây là cấu trúc của ngữ pháp tiếng Hán, không có trong ngữ pháp tiếng Việt. Vì vậy, X trong cấu trúc này bắt buộc phải là từ Hán Việt.

Những tổ hợp X + hóa, trong đó, X là yếu tố thuần Việt, như trong: nghèo hóa, căng thẳng hóa, nước sạch hóa, ngói hóa nông thôn…, cũng hoàn toàn sai về quy tắc kết hợp.

Đằng này, bê tông lại là từ gốc tiếng Pháp (béton). Khi kết hợp với hóa, tổ hợp “bê tông hóa” không những sai về quy tắc kết hợp (vì bê tông không thỏa điều kiện là từ Hán Việt) mà còn trở nên kỳ cục hơn (hai yếu tố ngoại lai kết hợp không theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt). Đó là chưa kể, khi cụm từ này kết với cụm đường nông thôn (nếu chấp nhận) thì kết quả là tổ hợp bê tông hóa đường nông thôn cũng sai về ngữ nghĩa (biến đường nông thôn thành một khối bê tông, trong khi cụm này phải hiểu là làm cho thành bê tông một phần của đường nông thôn, cụ thể là phần mặt đường).

Vậy thì có nên sử dụng tràn lan cụm “bê tông hóa” (và nhiều tổ hợp khác tương tự) vừa sai nguyên tắc kết hợp vừa không chuẩn về nghĩa? Trong khi ta vẫn có những cách dùng vừa rõ nghĩa, dễ hiểu lại vừa đúng ngữ pháp là đúc bê tông, tráng bê tông, như trên báo Bình Định số ra ngày 11.10.2017 có đoạn: Từ nguồn vốn hỗ trợ xi măng […], xã Cát Chánh (huyện Phù Cát) đã đầu tư 1 tỉ đồng triển khai đúc bê tông tuyến đường từ thôn Vân Triêm nối tỉnh lộ 640. Bỏ một thói quen viết không đúng, viết theo lối nói, không ai hết chính báo chí nên là người đi tiên phong.                  

ThS PHẠM TUẤN VŨ

Có thể bạn quan tâm

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Quang cảnh chương trình.

Tặng 200 phần quà cho người dân xã An Toàn

(GLO)- Ngày 13-7, tại Nhà văn hóa thôn 2 (xã An Toàn, tỉnh Gia Lai), Chùa Pháp Ấn (phường An Nhơn Nam) và Tịnh thất Chánh Nam (xã Tuy Phước Bắc) phối hợp tổ chức chương trình trao quà từ thiện cho người dân địa phương.

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

Lớp học hè miễn phí nơi vùng sâu Đak Sơ Mei

(GLO)– Hè về, Trường Tiểu học Đak Sơ Mei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng đọc bài của các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1. Lớp học hè miễn phí do giáo viên tình nguyện Vũ Phạm Ngọc Hà (phường Thống Nhất) phối hợp với Đoàn xã tổ chức, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước năm học mới.

Đoàn thiện nguyện Thiện Chí (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Quang Trung tặng quà cho các em học sinh. Ảnh: Vũ Chi

"Trao gửi yêu thương" đến học sinh xã Ia Tul

(GLO)- Ngày 12-7, đoàn thiện nguyện Thiện Chí (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (buôn Jứ, xã Ia Tul, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Trao gửi yêu thương”, tặng quà cho học sinh của trường.

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định chia sẻ yêu thương với bệnh nhân

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định chia sẻ yêu thương với bệnh nhân

(GLO)- Sáng 10-7, Ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Bình Định phối hợp cùng nhà hảo tâm và Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn-Dinh dưỡng tổ chức thăm và nấu những suất cơm tặng các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Quy Nhơn (phường Quy Nhơn Đông, tỉnh Gia Lai).

null