Chư Păh xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm góp phần thực hiện tiêu chí số 18 trong xây dựng nông thôn mới, Phòng Tư pháp huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) chủ động tham mưu giúp UBND huyện triển khai nhiều giải pháp xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đến nay, tất cả các xã, thị trấn đều đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Để xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thời gian qua, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện ban hành nhiều văn bản và tập trung đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Trong đó, việc cung cấp sổ tay, tờ rơi, tờ gấp kết hợp với hướng dẫn lập hồ sơ, thu thập tài liệu và phân công nhiệm vụ cụ thể từng cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực được chú trọng để hoàn thiện việc xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Từ đó, trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ không ngừng được nâng cao.
Bên cạnh đó, Phòng Tư pháp huyện thường xuyên kiểm tra, rà soát việc triển khai các tiêu chí tiếp cận pháp luật của các xã, thị trấn, từ đó đề ra giải pháp tháo gỡ, khắc phục các nội dung, chỉ tiêu còn thấp để tập trung bổ sung và hoàn thiện theo đúng quy định. Nhờ đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được các ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt và đổi mới về nội dung, hình thức; chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở không ngừng được củng cố, nâng cao; công tác niêm yết, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt, các ban, ngành, địa phương đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook; hưởng ứng tham gia các hội thi tìm hiểu pháp luật do các cấp tổ chức; tổ chức sân chơi tìm hiểu pháp luật, phiên tòa giả định; thành lập các câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn”, câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin”, ra mắt “Khu dân cư không có thanh thiếu nhi mắc tệ nạn xã hội”. Từ năm 2021 đến nay, huyện đã tổ chức 353 buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp cho 31.794 lượt người; cấp phát 10.960 tài liệu; tổ chức 13 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 715 lượt người tham gia; hòa giải thành 178/188 vụ việc. Hiện cả 14/14 xã, thị trấn của huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Cán bộ xã Ia Phí (bìa phải) tuyên truyền pháp luật cho người dân. Ảnh: R’Ô HOK
Cán bộ xã Ia Phí (bìa phải) tuyên truyền pháp luật cho người dân. Ảnh: R’Ô HOK
Ông Rơ Châm Phenh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phí-cho biết: Xã có đến 98% dân số là người dân tộc thiểu số. Do nhận thức pháp luật còn hạn chế nên trước đây ở xã có nhiều vấn đề nổi cộm như nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tranh chấp đất đai, vi phạm trật tự an toàn giao thông... Để xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức phụ trách các lĩnh vực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thành lập các mô hình, câu lạc bộ phù hợp với đặc thù của địa phương. “Trong năm 2021, xã đã tổ chức 6 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật với hơn 400 lượt người tham gia. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giao thông đường bộ, Luật Lâm nghiệp… Riêng từ đầu năm 2022 đến nay, xã đã tổ chức 3 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại 3 làng với hơn 250 lượt người tham gia. Xã cũng đã phát hiện, xử lý 7 cặp tảo hôn”-ông Phenh cho hay.
Ia Khươl là địa phương đi đầu trong việc triển khai xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở huyện Chư Păh. Ông Hứa Văn Hòa-Phó Chủ tịch UBND xã-thông tin: Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực quán triệt các nội dung, quy định về xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong đó, xã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận pháp luật cho các đối tượng đặc thù; thực hiện niêm yết và giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa; theo dõi giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng. Nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên; các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống, tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp được hạn chế, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Trao đổi với P.V, ông Phạm Thanh Quý-Trưởng phòng Tư pháp huyện Chư Păh-cho biết: Thời gian tới, Phòng tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương, ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; bồi dưỡng, chuyển cấp tài liệu, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên. Bên cạnh đó, Phòng thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.