Chư Pah: Quan tâm giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng nhiều cách làm thiết thực, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Pah (Gia Lai) đã chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC), tạo động lực và tiếp thêm niềm tin để họ vươn lên ổn định cuộc sống.
  Nhờ được Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Pah hỗ trợ, ông Huỳnh Văn Tiến  (thôn 3, thị trấn Phú Hòa) đã mua được 1 con bò sinh sản để làm sinh kế.  Ảnh: L.H
Nhờ được Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Pah hỗ trợ, ông Huỳnh Văn Tiến (thôn 3, thị trấn Phú Hòa) đã mua được 1 con bò sinh sản để làm sinh kế. Ảnh: Lê Hải
Bà Rơ Châm Ha Yo (làng Óp, xã Ia Phí) từng tham gia kháng chiến chống Mỹ và bị nhiễm chất độc da cam. Vợ chồng bà sinh được 3 người con thì có 1 người bị bệnh thần kinh do di chứng của chất độc da cam/dioxin. Nguồn thu nhập từ 2 sào ruộng của gia đình không đủ chữa trị cho con. Cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn khi bệnh tình của con bà ngày càng nặng và đã qua đời cách đây không lâu. Xét thấy hoàn cảnh quá khó khăn của gia đình, năm 2016, từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Pah đã hỗ trợ gia đình 1 cặp bò, hiện đã phát triển được 4 con. Nhờ đó, gia đình bà đã thoát nghèo.
Ông Huỳnh Văn Tiến (thôn 3, thị trấn Phú Hòa) cho biết: Vợ chồng ông bà đều tham gia kháng chiến chống Mỹ. Hòa bình lập lại, trở về địa phương, ông vừa là thương binh, vừa bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Vết thương cũ thường xuyên tái phát cộng với nhiều bệnh mãn tính khiến ông không còn đủ sức khỏe để lao động. Vợ chồng ông sinh được 5 người con thì người con út bị ung thư máu. Dành dụm được đồng nào gia đình đều lo thuốc thang cho con nên cuộc sống vô cùng khó khăn. “Năm 2017, Hội NNCĐDC/dioxin huyện cho tôi vay 10 triệu đồng không tính lãi trong vòng 3 năm. Tôi dùng số tiền này mua một con bò cái, đến nay bò đã đẻ được 1 con bê. Nhờ được chia sẻ, giúp đỡ kịp thời, vợ chồng tôi như được tiếp thêm động lực để vươn lên, ổn định cuộc sống”.
Huyện Chư Pah hiện có trên 400 đối tượng bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin với những di chứng như: dị tật bộ phận cơ thể, mù, thiểu năng trí tuệ, bệnh tim, vô sinh… Vì vậy, hầu hết số đối tượng bị nhiễm chất độc da cam đều thuộc diện nghèo, khó khăn. Trong 5 năm qua, Hội NNCĐDC huyện Chư Pah luôn chú trọng chăm sóc, giúp đỡ các NNCĐDC. Bằng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ Hội, sự phối hợp của các cơ quan chức năng, những năm qua, NNCĐDC/dioxin trên địa bàn huyện đã nhận được sự chăm sóc, giúp đỡ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Trong 5 năm (2013-2018), từ nguồn kinh phí 350 triệu đồng vận động được, Hội NNCĐDC huyện đã hỗ trợ vốn 60 triệu đồng không tính lãi cho 6 gia đình vay phát triển sản xuất, hỗ trợ gần 53 triệu đồng cho 10 NNCĐDC/dioxin được nuôi dưỡng tại gia đình, tặng 3 sổ tiết kiệm (trị giá 10 triệu đồng/sổ) và 160 suất quà cho các NNCĐDC/dioxin…
Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Xuân Đức-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Pah-cho biết: Toàn huyện có 411 hội viên Hội NNCĐDC/dioxin. Những năm qua, Hội luôn cố gắng làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình vì quyền lợi chính đáng của hội viên. Hội cũng thường xuyên tuyên truyền, thăm hỏi, động viên các nạn nhân, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống. Thời gian tới, các cấp Hội trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn để vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm để chung tay xoa dịu nỗi đau, giúp nạn nhân da cam ổn định cuộc sống.
Lê Hải

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.