Chợ đêm Sơn Trà dừng hoạt động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 5 năm thí điểm giai đoạn 1, chợ đêm Sơn Trà (Đà Nẵng) sẽ chấm dứt từ 1.7.2024, để tổ chức lại và bố trí địa điểm mới nhằm hoạt động ổn định.

Sáng 26.3, UBND Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho biết đã thống nhất chấm dứt hoạt động chợ đêm Sơn Trà (P.An Hải Tây) từ 1.7.2024, đồng thời thông báo đến các cá nhân, tổ chức liên quan để thực hiện.

Trước đó, từ 2018, Công ty CP DHTC Đa Năng là đơn vị ký hợp đồng với Phòng Kinh tế UBND Q.Sơn Trà, về phương án tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chợ đêm trong 5 năm (kể cả thời gian được gia hạn do giai đoạn dịch Covid-19).

Du khách nước ngoài tại chợ đêm Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Tú

Du khách nước ngoài tại chợ đêm Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Tú

Nguyên nhân chấm dứt hoạt động chợ đêm Sơn Trà từ 1.7.2024 là do hết thời hạn hợp đồng, hết thời gian thí điểm giai đoạn 1 hoạt động chợ đêm.

Theo UBND Q.Sơn Trà, trong vòng 10 ngày kể từ 1.7.2024, Công ty CP DHTC Đa Năng di dời toàn bộ tài sản, vật tư, trang thiết bị, trả lại vỉa hè và lòng đường Mai Hắc Đế, Lý Nam Đế (nơi đang tổ chức chợ đêm).

Ông Huỳnh Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND Q.Sơn Trà cho biết công ty này có trách nhiệm làm việc với tất cả tiểu thương chợ đêm Sơn Trà về việc chấm dứt giai đoạn 1 hoạt động chợ đêm ở vị trí cũ, trong đó lưu ý phải giải quyết dứt điểm các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đảm bảo phù hợp, hài hòa các lợi ích các bên.

Đối với UBND quận sẽ rà soát, đánh giá tổng thể hoạt động chợ đêm Sơn Trà, báo cáo UBND TP.Đà Nẵng, đồng thời đề xuất phương án triển khai giai đoạn 2.

Dự kiến, chợ đêm Sơn Trà giai đoạn 2 sẽ được di dời đến khu vực gần đó, nhằm đảm bảo vị trí ổn định, phù hợp với công tác quản lý về an ninh trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

Đối với nhà đầu tư, UBND Q.Sơn Trà tổ chức phương án đấu giá rộng rãi, công khai, để tìm kiếm đơn vị đủ năng lực, giàu tiềm lực, có kinh nghiệm và phương án tổ chức khoa học, bài bản, văn minh, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho chợ đêm Sơn Trà giai đoạn 2.

Như Thanh Niên đã thông tin, chợ đêm Sơn Trà như một chợ du lịch, với khoảng 300 tiểu thương, gian hàng kinh doanh, trong đó đặc sắc nhất là ẩm thực, nhất là hải sản và các món đặc sản xứ Quảng được du khách ưa chuộng.

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị văn hóa địa phương.

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.