Từ đống hoang tàn sau chiến tranh, cả hệ thống chính trị và nhân dân đã chung sức, đồng lòng xây dựng Đăk Tô ngày càng giàu mạnh, vươn lên thành một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất Kon Tum.
Giáo dục trong thời kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ghi dấu trong sự nghiệp trồng người của tỉnh Kon Tum. Thời gian đi qua, song kỷ niệm về những năm tháng không thể nào quên vẫn còn nguyên vẹn trong lòng nhà giáo Phạm Ngọc Thái - nguyên nhà giáo đi B, nguyên cán bộ giáo dục H80.
Ngày kỷ niệm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đã cận kề, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Đăk Tô đang tích cực thực hiện các công trình, phần việc đã đăng ký hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (24/4/1972 – 24/4/2022) do UBND huyện Đăk Tô phát động.
Mới đây, tôi có dịp cùng đoàn công tác của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang lên thăm Di tích lịch sử Điểm cao 1015 (Charlie) và Điểm cao 1049 (Delta) nằm trên dãy núi Ngok Bờ Biêng và Ngok Ring Rua ở phía Tây của tỉnh, nay thuộc địa bàn các xã Rờ Kơi, Hơ Moong (huyện Sa Thầy) và Pô Kô (huyện Đăk Tô), nằm ở độ cao trên 1.277m, cách thành phố Kon Tum khoảng 45km. Đây là địa danh nổi tiếng gắn liền với sự kiện lịch sử oanh liệt cách đây 50 năm về trước.
Với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt địa điểm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh là “địa chỉ đỏ“ trong giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.