Gia Lai: Điều tiết, đảm bảo nguồn nước trong mùa khô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là chỉ đạo mới đây của Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai tại Công văn số 2732/UBND-NL về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020. 
Theo đánh giá của Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, tổng lượng mưa ở các địa phương trên địa bàn tỉnh trong năm 2019 khu vực phía Tây và Trung tâm tỉnh đạt ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh thấp hơn trung bình nhiều năm, dự báo phía Đông và Đông Nam tỉnh mùa mưa kết thúc vào giữa tháng 12-2019, dòng chảy và lượng mưa năm nay trên địa bàn tỉnh bị thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 25 đến 40%, lượng dòng chảy trên các sông suối trong tỉnh ở mức thấp hơn từ 30 đến 60% so với trung bình nhiều năm. Lượng mưa vụ Đông Xuân năm 2019-2020 ở phía Tây và giữa tỉnh từ tháng 11-2019 đến tháng 4-2020 sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm…
Vận hành điều tiết nước Thuỷ lợi Ayun Hạ để phục vụ sản xuất và dân sinh. Ảnh: Lương Thanh
Vận hành điều tiết nước Thuỷ lợi Ayun Hạ để phục vụ sản xuất và dân sinh. Ảnh: Lương Thanh
Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán thiếu nước trong mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 8008/CT-BNN-TCTL của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng thủy văn nguồn nước, tình hình hạn hán thiếu nước kịp thời cảnh báo cho các địa phương thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán thiếu nước. Hướng dẫn các địa phương triển khai lịch gieo trồng vụ Đông Xuân hợp lý để tránh hạn vào cuối vụ, chỉ đạo quyết liệt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để hạn chế thiệt hại do hạn hán gây ra. Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất… Các chủ hồ đập thủy lợi theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết cuối năm, chủ động tích nước vào các hồ chứa theo quy trình. Xây dựng phương án phòng chống hạn cụ thể cho từng công trình, từng khu tưới…
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp phù hợp với đặc điểm của địa phương. Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT, cùng các đơn vị quản lý và khai thác công trình thủy lợi theo dõi chặt chẽ thông tin diễn biến thời tiết, tích nước hồ chứa phù hợp, đảm bảo an toàn công trình và tích nước tối đa, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ Đông Xuân, xây dựng phương án phân phối nước phục vụ sản xuât đối với từng công trình, đảm bảo cung cấp nước cho các nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt, chăn nuôi sản xuất nông nghiệp. Tăng cường nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, trạm bơm tưới, khơi thông dòng chảy, tận dụng mọi nguồn nước cho sản xuât Đông Xuân, chỉ đạo xây dựng kế hoạch gieo trồng phù hợp để tránh hạn hán vào cuối vụ, hướng dẫn nhân dân bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp, nhất là các vùng thường xuyên thiếu nước, vùng nước mạch, nước rỉ không chủ động nguồn nước tưới. Xem xét chuyển đổi sang cây trồng sử dụng ít nước tưới hơn để đảm bảo hiệu quả sản xuât. Tăng cường vận động hướng dẫn nhân dân sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và các cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, điều hòa lượng nước bơm tưới giữa cây cà phê và lúa nước. 
Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sửa chữa và nâng cấp, làm mới các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở nông thôn để kịp thời đưa vào phục vụ sản xuât và nước sinh hoạt của nhân dân trong vụ Đông Xuân 2019-2020. Phối hợp các đơn vị khai thác các nguồn nước đảm bảo nhu cầu sản xuât…Mặt khác, các chủ đầu tư các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt trọng điểm như thủy lợi Plei Keo, Ia Rtô, Plei Thơ Ga,…khẩn trương hoàn thành dự án sớm đưa vào sử dụng. 
Lương Thanh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.