Mỗi xã một sản phẩm: Đòn bẩy phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang được triển khai ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Huyện Đak Đoa cũng đang tích cực chuẩn bị cho chương trình này ngay khi tỉnh có kế hoạch triển khai.

Chương trình OCOP là việc mỗi xã chọn cho mình một hoặc nhiều sản phẩm độc đáo, có sức cạnh tranh trên thị trường để phát triển, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Mặc dù vẫn đang chờ tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng chương trình OCOP nhưng huyện Đak Đoa đã có những bước đi chủ động. Ông Phạm Cường-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết: “Để chuẩn bị cho chương trình OCOP, trong lúc chờ tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, huyện Đak Đoa đã tổ chức cho mỗi xã lựa chọn, đăng ký sản phẩm. Chúng tôi cũng đã đề xuất với Phòng Tài chính chủ động về kinh phí để triển khai”. Cũng theo ông Cường, trên địa bàn huyện Đak Đoa có rất nhiều sản phẩm độc đáo nhưng ít được mọi người biết đến. Vì vậy, OCOP sẽ tạo cơ hội làm cầu nối để người sản xuất và người tiêu dùng gắn kết với nhau.

 

Phụ nữ xã Glar dệt thổ cẩm.   Ảnh: internet
Phụ nữ xã Glar dệt thổ cẩm. Ảnh: internet

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đak Đoa có khá nhiều mặt hàng có thể phát triển như: tiêu sạch Lệ Chí (xã Nam Yang), bò khô, sa chi sấy khô, dầu hạt sa chi (thị trấn Đak Đoa), các loài cây ăn quả có múi (xã Kon Gang), các sản phẩm thủ công đan lát (xã Ia Pết), sản phẩm dệt thổ cẩm (xã Glar), khoai lang Lệ Cần (xã Tân Bình)… Thời gian qua, thông qua  chương trình giới thiệu tiềm năng du lịch, các lễ hội do địa phương tổ chức, các sản phẩm nói trên cũng đã được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Dù vậy, các sản phẩm này vẫn cần được “tạo đà” để khẳng định thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh.

Khoảng 3 năm gần đây, xã Kon Gang nức tiếng với các loại trái cây có múi như: bưởi da xanh, quýt Đường, cam Vinh. Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ trái cây có múi xã Kon Gang cũng được hình thành với 7 thành viên dưới sự trợ giúp của ông Nguyễn Duy Đô (làng Kop). Ông Đô chia sẻ: “Trong các loại cây có múi thì cam Vinh có triển vọng xây dựng thương hiệu nhất. Loài cây này thích hợp với thổ nhưỡng ở vùng Kon Gang, dễ trồng và chăm sóc, cho chất lượng quả ngon, giá cả ổn định và nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Ngoài ra, tôi cũng đang thử nghiệm trồng vải thiều. Để tránh trùng với mùa vải từ Bắc đưa vào, tôi chăm sóc cho ra trái trước một tháng. 35 gốc vải thiều cho thu hoạch được 1 tấn quả, bán tại vườn giá 40.000 đồng/kg cũng cho thu nhập ổn định”. Ông Đô bày tỏ mong muốn chương trình OCOP nhanh chóng được triển khai để sản phẩm trái cây của Kon Gang có được thương hiệu, nông dân không phải sản xuất theo phong trào rồi bị cuốn vào vòng xoay được mùa mất giá hay ngược lại nữa. Tham gia OCOP, cây có múi ở Kon Gang còn xây dựng được niềm tin với người tiêu dùng là sản phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Phạm Cường cho biết thêm: Hiện nay, huyện đang rà soát các sản phẩm nổi bật, độc đáo. Sau khi có kế hoạch cụ thể, chúng tôi sẽ triển khai cho các xã, thị trấn đăng ký sản phẩm. Tiếp đó, huyện sẽ chọn sản phẩm nổi bật để phát triển trước rồi dần dần nhân rộng. Đây là một chương trình rất thiết thực, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

“Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chương trình được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trong toàn quốc với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống người dân.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.