Xuất khẩu hạt điều tiếp tục tăng, đứng đầu thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 9 năm 2016 ước đạt 31.960 tấn, với giá trị 276,4 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm lên 258.015 tấn, tương đương 2,05 tỷ USD, tăng 5,8% về khối lượng và tăng 15,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Dự kiến xuất khẩu hạt điều cả năm 2016 đạt khoảng gần 3 tỷ USD, tiếp tục đứng đầu thế giới.
 

Ảnh: H.T
Ảnh: H.T

Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ nhiều nhất hạt điều của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 33,9%, 13,8% và 13,3% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều của cả nước. Cụ thể, xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ đạt 693,07 triệu USD, tăng 9,4% so cùng kỳ; xuất sang Hà Lan đạt 281,3 triệu USD, tăng 23,2%; sang Trung Quốc đạt 273 triệu USD, tăng 19%. Trong 9 tháng, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Pakisstan (+211%), Ấn Độ(+83,5%), Nga (+66%), Pháp (+62%), Philippines (+68%) và Ucraina (+69,8%).

Trong khi đó, khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 9/2016 ước đạt 103 nghìn tấn với giá trị đạt 158 triệu USD, đưa tổng khối lượng hạt điều nhập khẩu 9 tháng lên 808 nghìn tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 8% về khối lượng và tăng 27,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Giá thu mua hạt điều khô tại Đồng Nai vào cuối tháng 10 là 49.000 - 50.000 đồng/kg, tăng gần 10.000 đồng/kg so với cuối tháng 8-2016. Tại Bình Phước, giá thu mua hạt điều khô đạt 49.500 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg so với hồi đầu tháng 9/2016 và tăng 3.500 đồng/kg so với cuối tháng 8/2016.

Nhìn chung, trong 9 tháng vừa qua, giá thu mua hạt điều khô đã tăng rất mạnh và hiện đang đạt mức đỉnh cao. Nếu như thời điểm đầu năm, hạt điều khô được các thương lái thu mua với mức giá là 39.000 – 40.000 đồng/kg, thì nay giá đã tăng 9.500 - 10.000 đồng/kg lên mức đỉnh là 49.500 đồng/kg. Ðây là mức cao nhất từ nhiều năm trở lại đây do nguồn cung nội địa khan hiếm, giá điều thô nhập khẩu cao trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng cao.

Bình Phước hiện là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng điều, đạt 200.000 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện tại, hơn 200 doanh nghiệp cùng trên 300 cơ sở chế biến hạt điều tại địa phương này không có đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất gây ra nhiều khó khăn. Thời tiết khô hạn, cây điều già cỗi, khiến sản lượng điều cả nước năm nay giảm 20%. Tại Bình Phước, sản lượng điều chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu chế biến. Những doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực phải qua tận châu Phi để nhập hàng về, nhưng nguy cơ không chỉ ảnh hưởng đến đơn hàng xuất khẩu, mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, do khó kiểm soát được chất lượng đầu vào của nguyên liệu nhập khẩu.

Theo kinhte

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.