"Chợ lao động" ở Mang Yang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lâu nay, người dân huyện Mang Yang không còn lo chuyện tìm nhân công vào mùa vụ bởi khi cần, ra công viên huyện là tìm ngay được người phù hợp với công việc. Dần dần ở đây hình thành “chợ lao động”.

Dù đã gần trưa nhưng những người đàn ông ở chợ lao động vẫn kiên nhẫn chờ việc. Ảnh: N.G
Dù đã gần trưa nhưng những người đàn ông ở "chợ lao động" vẫn kiên nhẫn chờ việc. Ảnh: N.G

9 giờ sáng, “chợ lao động” tự phát này đã vãn người. Sau khi quan sát cảnh mua bán ngày công, tôi bắt chuyện với những người còn ở lại. Những người tập trung về đây bán sức lao động hầu hết đến từ huyện Đak Đoa và có chung hoàn cảnh là thiếu đất sản xuất. Tầm 6 giờ sáng, mọi người chở nhau về đây. Họ mang theo cuốc, xẻng, cơm nắm và niềm hy vọng sẽ có việc làm để kiếm tiền nuôi gia đình. “Nếu được gọi đi làm, mỗi người cũng sẽ kiếm được trên 100 ngàn đồng, trừ tiền xăng xe vẫn còn đủ tiền ăn cho cả nhà”- anh Tônh nhẩm tính.

Anh Trần Văn Phước (trú tại thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cho biết: “Từ khi biết ở đây có nhiều người cần việc, tôi thường xuyên đến gọi họ. Từ việc nặng đến việc nhẹ, họ đều làm tốt, xứng đáng với ngày công”.

Anh Ruen nói: “Ở làng, ở xã không có việc làm, không ai cần thuê người nên mình phải đi kiếm việc làm ở huyện khác. Nơi nào có việc làm thì xa mấy mình cũng rủ anh em trong làng đi. Khi nào huyện Mang Yang hết việc, mình lại đi huyện khác”. Anh cũng là một trong những người tiên phong vác cuốc đi khắp nơi tìm việc rồi gia nhập vào những “chợ lao động” ở huyện Chư Sê, Đức Cơ... Nhóm của anh thường đi từ rất sớm. “Phải đi sớm mới có người thuê mà mình còn được chọn công việc kiếm được nhiều tiền"-anh cho biết.

“Chợ lao động” nào cũng vậy, không khó để bắt gặp những gương mặt thấp thỏm, lo âu chờ việc và những nụ cười hồ hởi khi được gọi đi làm. Người đi mang theo niềm vui, để lại cơ hội và niềm hy vọng cho người ở lại. Anh Tun (25 tuổi, đã có 2 con sắp đến tuổi đi học) bày tỏ: “Tôi thường đợi ở đây đến khoảng 2 giờ chiều mới về vì có khi 1 giờ chiều vẫn có người gọi đi làm mấy việc như bốc vác hàng hóa, gạch, đá. Công việc thì ngày có ngày không nhưng ngày nào tôi cũng đi. Các con tôi sắp đi học nên tôi phải kiếm tiền nuôi chúng. Sắp tới nếu ở đây ít việc, tôi sẽ qua Chư Sê, Chư Pưh để kiếm việc”.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.