Chính sách thuế mới tác động mạnh đến nguồn thu ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tổng thu ngân sách toàn tỉnh đến quý III-2014 thực hiện được 2.457 tỷ đồng, đạt 76% dự toán Hội đồng Nhân dân tỉnh giao và bằng 100% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực của các địa phương và ngành Thuế trong việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp điều hành công tác thu ngân sách-nhất là trong bối cảnh giảm thu, hụt thu lên tới 380 tỷ đồng do thực hiện chính sách thuế mới năm nay...

Ảnh: Thanh Nhật
Ảnh: Thanh Nhật

Ngay từ đầu năm 2014, mặc dù nền kinh tế trong nước được dự báo sẽ phục hồi tăng trưởng nhưng tốc độ hoạt động, sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn thấp, lại phải đối mặt với nhiều thách thức, phát sinh mới. Tỉnh ta cũng đã xác định những khó khăn trong việc triển khai công tác thu ngân sách nhà nước bởi có nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động. Kết thúc quý III-2014, tổng sản phẩm của địa phương (GRDP) ước đạt 7.794 tỷ đồng, tăng 11,39% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản xuất nông-lâm-thủy sản đạt 1.804,5 tỷ đồng, tăng 4,34%; công nghiệp-xây dựng đạt 3.388 tỷ đồng, tăng 12,5%; dịch vụ đạt 2.601,5 tỷ đồng, tăng 15,31%. Ở lĩnh vực tài chính, thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh thực hiện 2.457 tỷ đồng, đạt 76% dự toán Hội đồng Nhân dân tỉnh giao và bằng 100% so với cùng kỳ năm trước. Phần thu do cơ quan Thuế quản lý thực hiện 2.193,2 tỷ đồng, đạt 76% dự toán Bộ Tài chính, Hội đồng Nhân dân tỉnh giao, đạt 76% chỉ tiêu phấn đấu do Tổng cục Thuế giao, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.
 

Đánh giá từ một số khu vực-sắc thuế chủ yếu cho thấy, ngoài khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương thực hiện 666,5 tỷ đồng, đạt 87% dự toán và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân tăng thu là do sản lượng phát điện của các công ty thủy điện tăng và tăng thuế suất tài nguyên nước dùng sản xuất thủy điện (thuế tài nguyên tăng 85 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng tăng 73 tỷ đồng). Còn lại một số khoản thu khác đều chịu tác động từ việc thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp làm ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả thu. Cụ thể, thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện 37,3 tỷ đồng, đạt 59% dự toán, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước; nguyên nhân do sản lượng khai thác gỗ giảm và không kê khai tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản nên các công ty lâm nghiệp, chè, cà phê nộp giảm 8,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 16,7 tỷ đồng, đạt 26% dự toán và giảm 67% so với cùng kỳ năm trước.

Có 8/17 huyện, thị xã, thành phố có số thu ngân sách nhà nước đạt khá là: Đức Cơ 117,3%, Phú Thiện 105,5%, thị xã An Khê 94,5%, Chư Pah 89,8%, Kông Chro 87,5%, Kbang 87,1%, TP. Pleiku 79,4%, Mang Yang 75,2%. Còn lại một số địa phương tiến độ thu thấp hơn là thị xã Ayun Pa, Chư Prông, Đak Pơ, Đak Đoa, Chư Sê, Ia Pa, Chư Pưh, Ia Grai, Krông Pa.

Hầu hết các doanh nghiệp khu vực này hoạt động thu mua nông sản, do đó khi áp dụng Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì các doanh nghiệp này không phải kê khai, tính thuế đối với hàng nông sản bán ra vì vậy số nộp ngân sách giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (giảm 20 tỷ đồng). Thu từ công-thương nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện 786,8 tỷ đồng, đạt 66% dự toán và giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm do thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 nên nguồn thuế giá trị gia tăng từ kinh doanh nông sản của các doanh nghiệp giảm trên 220 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng giảm nên số nộp ngân sách thấp hơn.

Đối mặt với khả năng giảm thu, hụt thu, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp tăng cường đôn đốc công tác thu ngân sách và yêu cầu các ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện như thành lập Ban Chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu hồi nợ thuế tại các địa phương. Về phía ngành Thuế, đôn đốc các chi cục, phòng chức năng tăng cường rà soát khai thác nguồn thu để bù đắp các khoản hụt thu. Ngoài ra, ngành Thuế còn chủ động phối hợp với các nhà đầu tư, ban quản lý các dự án thi công quốc lộ 14, 19, thủy lợi Ia Mơr, Ia Lâu... để nắm bắt thông tin, đôn đốc kê khai nộp thuế...

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.