Người dân khốn đốn vì xả lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Liên tiếp 2 cơn lũ ùa về trong vòng 7 ngày (từ 27-9 đến 3-10-2013) khiến nhân dân khu vực Đông Nam tỉnh chịu nhiều thiệt hại. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do công trình thủy lợi Ayun Hạ và thủy điện An Khê-Ka Nak đồng loạt xả lũ.

Ngổn ngang sau lũ    

Sáng 27-9, hay tin nước lũ tràn về, chị Nguyễn Thị Mỹ Liên (trú phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) chạy vội ra cầu Bến Mộng. Từ trên nhìn xuống chị lặng người vì 2,5 ha hoa màu ven sông Ba thuộc cánh đồng xã Ia Broăi chìm trong biển nước. Khi nước rút, cả hì hục đào rãnh tháo nước. Cực khổ như vậy nhưng gia đình vẫn bị thiệt hại. Sau đó ít lâu, cơn lũ thứ hai khiến toàn bộ 2,5 ha cây trồng bị hư hại hoàn toàn. Những cây bắp mới trổ cờ bị bật gốc đổ rạp. Ruộng dưa gang đang vào vụ thu hoạch và nhiều luống đậu củ bị ngâm trong nước đến thối rữa. Nhặt quả dưa gang nặng khoảng 1 kg đang bị thối rữa, chị Liên nghẹn ngào: “Toàn bộ công sức, vốn liếng đã trôi theo nước lũ. Giờ không biết lấy đâu ra tiền trả nợ, rồi giống cho đợt tới và cả cái ăn, cái mặc cho gia đình”.
 

Nông dân đang tìm mọi cách để cứu vườn hoa. Ảnh: H.S
Nông dân đang tìm mọi cách để cứu vườn hoa. Ảnh: H.S

Xóm lò gạch (tổ 5, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) là khu vực bị ngập nặng nề nhất. 3 sào vườn của ông Nguyễn Công Khánh chuyên trồng hoa cung cấp cho thị xã Ayun Pa đang trổ bông đúng kỳ nhưng nước lũ ngập hơn 1 mét. Nước lũ chảy xiết khiến cây bị đổ, hoa bị dập nát. Sau khi nước rút, bùn đất phủ một màu đỏ lên cây cối trong vườn. “Tôi đã dùng vòi phun nước rửa trôi bớt đất bám nhưng không được. Hoa hư hết rồi”-ông Khánh đau xót nói.
 

Liên quan tới vấn đề này, ông Trương Vân-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi cho biết, từ ngày 18-8, đơn vị đã có thông báo xả lũ đến các địa phương trong khu vực. Trong các lần xả lũ tiếp theo, đơn vị thường xuyên liên lạc bằng điện thoại để thông báo công suất xả lũ tại hồ.

Dọc hai bên sông Ba dấu tích của nước lũ vừa qua còn in đậm trên cành cây, ngọn cỏ. Ông Hoàng Đình Long (thôn 3, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) có hơn 2 ha mì bị ngập, trong đó 1,5 ha bị thối củ nhưng chấp nhận để mất trắng do vườn ở xa giá mì lại thấp, nếu tính tiền công thu hoạch và tiền vận chuyển thì không đủ bù lỗ, 5 sào còn lại bị tư thương ép giá chỉ còn bằng một nửa so với mọi năm. Khác với ông Long, gia đình ông Nay Tiếp (xã Chư Gu, huyện Krông Pa) quyết định nhổ sớm 5 sào mì mới trồng được 7 tháng nhưng vừa bị lũ cuốn mất 2 sào nhằm vớt vát được phần nào thiệt hại.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Đại diện các huyện, thị xã thuộc khu vực Đông Nam tỉnh khẳng định nguyên nhân gây nên những thiệt hại trên là do công trình thủy lợi Ayun Hạ và Nhà máy Thủy điện An Khê-Ka Nak xả lũ vào các ngày 27-9 và 3-10 mà không thông báo trước. Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Phó ban Chỉ huy Phòng-chống bão lụt huyện Krông Pa khẳng định: Từ đầu năm đến nay, huyện Krông Pa không nhận được bất kỳ thông báo nào từ đại diện công trình thủy lợi Ayun Hạ và Nhà máy Thủy điện An Khê-Ka Nak về việc xả lũ. Khi xảy ra lũ, chính quyền huyện Krông Pa gặp nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo. Theo ông Hồ Văn Diện-Phó Chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa và ông Hồ Văn Quang-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa thì chỉ có công trình thủy lợi Ayun Hạ là có thông báo xả lũ còn thủy điện An Khê-Ka Nak khi xả lũ không có công văn, giấy tờ thông báo.
 

Ảnh: H.S
Ảnh: H.S

Ngoài ra, chính quyền các huyện, thị xã khu vực Đông Nam tỉnh còn cho rằng việc hai đơn vị trực tiếp xả lũ là công trình thủy lợi Ayun Hạ và thủy điện An Khê-Ka Nak đã không thông báo chính xác công suất lúc xả. Theo nhận định của ông Đinh Xuân Duyên thì có sự không rõ ràng trong thông báo xả lũ. Cụ thể: Ngày 3-10, Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo thủy điện An Khê-Ka Nak chỉ xả lũ ở mức 350 m3/s, hồ thủy lợi Ayun Hạ xả ở mức 400-420 m3/s. Tuy nhiên, ở phía hạ lưu sông Ba lượng nước trung bình tràn qua đập tràn tự do của thủy điện Hoàng Anh Gia Lai lên tới 5.352 m3/s và thủy điện Sông Ba Hạ 4.700 m3/s gấp nhiều lần so với lưu lượng nước được hồ thủy điện An Khê-Ka Nak và Ayun Hạ xả.

Hai cơn lũ qua đi đã làm khoảng 200 ha hoa màu bị lũ ngập úng. Hiện nay, ở các địa phương này đã xảy ra tình trạng tiểu thương lợi dụng tình hình để ép giá. Vì vậy, người dân gặp khó khăn chồng chất, đường sá hư hại, giao thông bị ách tắc; học sinh và giáo viên phải liên tục sơ tán vì lũ, trường lớp bị hư hỏng nhiều…; trong khi đó các đơn vị liên quan chưa có một hình thức hỗ trợ cho người dân.

Hoành Sơn

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.