Giãn Chợ Chư Sê: Hướng đi đúng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những năm qua, huyện Chư Sê tích cực xây dựng quy hoạch đô thị, xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng, điều chỉnh các công trình không phù hợp với quy hoạch chung đô thị... Trong đó, việc giãn chợ trung tâm là một trong những động thái thực hiện chủ trương của huyện nhằm phát triển Chư Sê thành đô thị trẻ.

Chợ Chư Sê được xây dựng từ năm 1992, tính đến nay đã hơn 20 năm hoạt động. Với tình hình hiện nay, kinh tế-xã hội của huyện Chư Sê đã phát triển vượt bậc so trước đây, dân số đông, nhu cầu kinh doanh mua bán tăng cao, vì vậy chợ Chư Sê-khu trung tâm thương mại của huyện đã bộc lộ quá nhiều bất cập.
 

Các tiểu thương buôn bán ngay trước cổng chợ, sát với lòng đường quốc lộ 14. Ảnh: Công Dũng
Các tiểu thương buôn bán ngay trước cổng chợ, sát với lòng đường quốc lộ 14. Ảnh: Công Dũng

Điều đầu tiên dễ nhận thấy là việc mất trật tự an toàn giao thông. Với vị trí xây dựng chợ ngay tại ngã ba của quốc lộ 14 và 25, lưu lượng xe tham gia giao thông nhiều. Ngoài ra từ việc tranh mua, tranh bán, nhiều hộ tư thương lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, gây cản trở giao thông rất nguy tính mạng, tài sản của người dân.

Thêm vào đó, hệ thống điện không đảm bảo an toàn, hệ thống phòng cháy chữa cháy đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo an toàn khi có hỏa hoạn xảy ra. Từ khi thành lập đến nay, chợ Chư Sê đã có 3 lần xảy ra cháy do sự cố chập điện. Gần đây nhất là vụ cháy vào tháng 9-2008, làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng của các hộ tiểu thương.
 

Họp chợ ngay cả trên đường Tô Vĩnh Diện. Ảnh: Công Dũng
Họp chợ ngay cả trên đường Tô Vĩnh Diện. Ảnh: Công Dũng

Bên cạnh, do chợ quá tải nên trong khuôn viên chợ cũng như khu vực lân cận vệ sinh không được đảm bảo, đường vào khu vực mua bán thịt cá, rau quả lầy lội, sàn sân bê tông sạt lỡ, hệ thống mương thoát nước tắc nghẽn, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, rất nhiều hộ dân sinh sống tại đường Đinh Tiên Hoàng, khu vực phía Tây chợ than phiền về tình trạng xả nước thải bừa bãi trong chợ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Bà Võ Thị Yến nói: Tôi là người dân sinh sống ở đường Đinh Tiên Hoàng, khu vực phía sau chợ Chư Sê. Tôi thấy khu vực này vệ sinh không đảm bảo, nước thải từ trong chợ chảy ra bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Trời mưa, hệ thống cống thoát nước không đảm bảo, nước và rác thải chảy vào sân nhà và trên mặt đường gây ô nhiễm môi trường.

Do thời gian sử dụng quá lâu, nên nhà mái che bán hàng tươi sống xuống cấp nghiêm trọng, khung gỗ mối mọt, mái tôn mục nát, có thể xảy ra sụp đổ lúc nào không biết, không đảm bảo an toàn cho các hộ kinh doanh và người dân đến mua bán.
 

 Một góc của cảnh họp chợ ở chợ phía Nam. Ảnh: Công Dũng
Một góc của cảnh họp chợ ở chợ phía Nam. Ảnh: Công Dũng

Trước thực trạng đó, huyện Chư Sê đã có chủ trương giãn chợ trung tâm Chư Sê bằng việc xây dựng chợ Mỹ Thạch và chợ phía Nam thị trấn. Chợ Mỹ Thạch đã đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân phía Bắc thị trấn Chư Sê và các vùng lân cận. Chợ phía Nam thị trấn cách chợ trung tâm Chư Sê khoảng 1 km về phía Nam, được xây dựng trên khuôn viên rộng 2,8 ha, với nhiều hạng mục như: khu nhà trung tâm, sân bê tông, hệ thống thoát nước, hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy hiện đại, đảm bảo an toàn đúng tiêu chuẩn của chợ loại I… Vị trí chợ nằm gần ngã tư quốc lộ 14 và đường Võ Thị Sáu, cổng chính cách quốc lộ 14 khoảng 100 mét, cổng phụ cách quốc lộ 14 khoảng 50 mét, vì vậy rất đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa, trao đổi mua bán của nhân dân. Chợ phía Nam đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2013, bên trong đã quy hoạch thành các khu chức năng, trong đó khu buôn bán có 572 lô, bố trí các mặt hàng phù hợp với đặc thù của chợ đầu mối (gồm cả bán sĩ và bán lẻ). Tùy theo điều kiện thực tế, sắp tới Ban Quản lý chợ sẽ bố trí thêm lô để đáp ứng nhu cầu mua bán cho nhân dân.

Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng rất nhiều tiểu thương chợ phía Nam đều tỏ ra hài lòng với điều kiện mua bán tại đây. Chị Trương Thị Thanh Hằng nói: Khi mới xuống chợ phía Nam nhìn là em đã thích rồi, chợ rộng rãi, thoáng mát, đường đi rộng, còn chợ trên kia (chợ Chư Sê-P.V) đường đi chật hẹp, nhiều khi đi đụng đổ trứng không có tiền đền, khu vực mua bán thịt cá thì đường lầy lội. Em bán ở đây từ 2 giờ sáng, em thấy người mua bán đông, thu nhập của em tuy là bán quán nước nhỏ thôi mà một ngày cũng được từ 200 đến 300 ngàn đồng.
 

 Chợ phía Nam khang trang, sầm uất. Ảnh: Công Dũng
Chợ phía Nam khang trang, sầm uất. Ảnh: Công Dũng

Theo kế hoạch, cuối năm 2013 và trong năm 2014, huyện sẽ cải tạo lại chợ trung tâm Chư Sê, gồm các hạng mục đã xuống cấp, sau đó sẽ sắp xếp lại các loại hàng kinh doanh theo đúng quy định. Có thể khẳng định rằng việc giãn chợ Chư Sê là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với sự phát triển chung của huyện. Thiết nghĩ, các tiểu thương thuộc diện di chuyển và nhân dân trên địa bàn cần có sự đồng thuận và chung tay cùng nhau thực hiện chủ trương này, góp phần xây dựng thị trấn Chư Sê thành đô thị văn minh, hiện đại, đủ tiêu chuẩn của một đô thị loại IV trong năm 2013.

Công Dũng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.