Hà Đông (Đak Đoa) đã và đang có nhiều đổi thay tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hà Đông là một xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Đak Đoa (Gia Lai) 54 km, xã có 5 làng, 683 hộ với 3.552 khẩu, 100% là dân tộc Bahnar sống bao bọc trên một diện tích rừng núi rộng lớn. Trong những năm qua, nhờ sự  quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư thông qua các Chương trình 134, 135, Hà Đông đã có sự phát triển về mọi mặt.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đình Thu (thứ nhất bên phải) thăm gia đình chính sách xã Hà Đông. Ảnh: Đinh Yến
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đình Thu (thứ nhất bên phải) thăm gia đình chính sách xã Hà Đông. Ảnh: Đinh Yến

Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đinh Đăm xúc động cho biết: “Người dân Hà Đông hôm nay đã định canh, định cư, tách hộ, lập vườn, phân chia ruộng đất để phù hợp với sản xuất, không còn du canh du cư như trước nữa. Bà con được hướng dẫn khai hoang làm lúa nước, tích cực tăng gia sản xuất, chăn nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa hình đồi núi mang lại giá trị hàng hóa kinh tế cao. Bà con cũng đã biết thay thế giống cây trồng năng suất thấp trước đây sang trồng giống cây có năng suất cao”.

Hiện toàn xã có tổng diện tích gieo trồng trên 700 ha. Trong đó, lúa nước 2 vụ 90 ha; 150 ha bắp, 380 ha mì, 110 ha lúa rẫy. Đàn gia súc trên 10.000 con; trong đó bò 1.300 con, gà 4.800 con, vịt 1.200 con và heo 2.700 con. Đất đai ở các nương đồi, đất ven suối ở 5 làng: Kon Song Lok, Kon Pơham, Kon Mahar, Kon Nok, Kon Jôt đều được bà con tận dụng trồng bời lời, chuối, rau màu các loại chứ không bỏ hoang như trước đây. Người dân tận dụng các nguồn phân bón, giống cây trồng, vật nuôi được Nhà nước hỗ trợ, kết hợp với Khuyến nông huyện hướng dẫn thâm canh, xen canh các loại cây trồng ngắn ngày nên có thêm thu nhập. Có cái ăn, con em trong xã đã chuyên chú hơn việc học. 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường.

Làng Kon Song Lok, xã Hà Đông. Ảnh: Đinh Yến
Làng Kon Song Lok, xã Hà Đông. Ảnh: Đinh Yến

Kết quả phát triển kinh tế- xã hội của xã khẳng định chính sách dân tộc đã đi vào cuộc sống của người dân nơi đây một cách vững chắc. Đó còn là sự đoàn kết một lòng phấn đấu vươn lên của người dân nơi đây, từng chịu nhiều gian khổ trong kháng chiến, giờ sống giữa thời bình được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân… nên Hà Đông đã và đang thay đổi nhiều mặt. 

Tuy nhiên, nếu như giao thông ở Hà Đông được đầu tư tốt hơn, nếu làng Kon Song Lok và Kon Jôt có điện để 100% người dân Hà Đông có điện thắp sáng thì bà con sẽ vui hơn. Tại buổi làm việc với xã Hà Đông mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đình Thu đã nhấn mạnh: Hà Đông dù còn khó khăn, đời sống dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (329 hộ) nhưng có chính sách dân tộc đầu tư và hỗ trợ người dân tự lực vươn lên thì sẽ ra khỏi đói nghèo. Khi vùng này được các doanh nghiệp đầu tư phát triển cây cao su thì đường sá cũng sẽ phát triển theo. Bây giờ, xã tuy chưa giàu nhưng bà con không còn cảnh đói như trước đây nữa. Do vậy, xã nên nghiên cứu chọn cây gì làm chủ lực để phát triển kinh tế, đồng thời tiếp tục tập trung xây dựng hệ thống chính trị, phát triển đảng và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để xây dựng Hà Đông ngày một đổi mới. 

Đinh Yến



Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.