Cẩn trọng với "tín dụng đen"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, hoạt động “tín dụng đen” còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người vay cũng như gây ra những hệ lụy đối với trật tự an toàn xã hội. Nâng cao ý thức phòng ngừa được xem là giải pháp quan trọng nhất hiện nay đối với vấn đề này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hoạt động “tín dụng đen” đang diễn ra rất đa dạng, hình thức phong phú. Thông qua nhiều hình thức, từ phát, dán tờ rơi nơi công cộng cho đến sử dụng mạng xã hội, đối tượng có tài sản cho vay tìm mọi cách tiếp cận người cần vốn. Để “giải ngân” dễ dàng, các đối tượng này đưa ra những điều kiện vay tiền hết sức “dễ dãi”. Người có nhu cầu vay tiền sẽ nhận được những lời mời chào rất thiện chí, như: Cho vay không cần thế chấp, chỉ cần hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe... có thể vay từ vài triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng; hình thức thanh toán linh hoạt, từ trả góp hàng ngày đến trả theo thời hạn từ 1, 2 hoặc 3 tháng/lần; “nhận tiền sau 15 phút”… Một số đối tượng cho vay có vẻ chặt chẽ hơn khi yêu cầu phải thế chấp một số loại giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Với nội dung quảng cáo như trên, điều kiện vay vốn sản xuất, tiêu dùng qua “tín dụng đen” dễ dàng, thuận tiện hơn nhiều so với vay tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại. Nhưng thực tế là để vay được tiền từ các đối tượng này, người đi vay vẫn phải thế chấp. Những hợp đồng cho vay thường không rõ ràng (thỏa thuận miệng là chủ yếu), trong điều khoản ràng buộc bên vay vốn không khác gì cầm cố tài sản.

Sau khi vay được nguồn vốn này, lập tức người vay rơi vào bẫy lãi suất cao và những ràng buộc kiểu “luật rừng”. Với lãi suất cao, người vay tiền khó có khả năng chi trả. Lúc này, đối tượng cho vay lộ diện “xã hội đen”, sẵn sàng đe dọa, đánh đập, bắt giữ, đập phá, cưỡng đoạt tài sản của nạn nhân... Trên địa bàn TP. Pleiku đã xảy ra không ít vụ án mà nguyên nhân xuất phát từ việc vay nợ “tín dụng đen”.

Việc vay tiền giữa cá nhân với nhau  là quan hệ dân sự và không phải hành vi bị cấm. Hoạt động này chỉ vi phạm pháp luật khi việc cho vay được xác định là có lãi suất vượt quy định và có tính chất bóc lột. Qua các vụ án đã xảy ra, theo các cơ quan chức năng, để tìm hiểu được mức lãi suất cho vay trong hoạt động “tín dụng đen” tại thời điểm tiến hành giao dịch rất khó khăn. Các đối tượng cho vay không bao giờ ghi chỉ số lãi suất vào giấy tờ vay nợ mà chỉ thỏa thuận miệng với người vay. Những chủ nợ này cũng thường khấu trừ luôn tiền lãi vào số tiền gốc ngay khi giao tiền nên người vay không bao giờ cầm đủ số tiền thực vay trong “hợp đồng”. Hành vi người cho vay tiền có tính chất “chuyên bóc lột” còn khó chứng minh hơn nhiều… Đó chính là nguyên nhân khiến những vụ cho vay với lãi suất “cắt cổ” chỉ bị phát giác khi mà hậu quả đã thành những hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Lúc này, việc xử lý hình sự đối với các đối tượng cho vay nặng lãi sẽ áp dụng cho các hành vi như “Bắt giữ người trái pháp luật”, “Cưỡng đoạt tài sản”, “Cố ý gây thương tích”…

Thực tế nhu cầu vay vốn của nhân dân hiện rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu vay vốn của người dân, từ sau Tết Nguyên đán trở lại đây, tại 3 làng (làng Ngó, làng Ngol, làng Khươn, phường Trà Bá, TP. Pleiku) đã xuất hiện đầy rẫy những tờ quảng cáo vay vốn dán ở đầu làng, trụ điện, tường rào ngõ hẻm.

“Tín dụng đen” là một vấn đề, liên quan trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan chuyên trách cần phải tăng cường tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho vay nặng lãi để người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, kết hợp với việc bóc xóa những tờ rơi quảng cáo gây mất mỹ quan đô thị.

Ama Săk

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng bà Mai xót xa nhìn căn nhà cùng nhiều tài sản bị thiêu rụi. Ảnh: Hữu Thành

Ia Pa: Cháy nhà dân do chập điện

(GLO)- Khoảng 10 giờ ngày 17-5, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra thiêu rụi nhiều tài sản và làm sập căn nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Mai tại thôn Voòng Boong (xã Chư Răng, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

(GLO)- Ông Huỳnh Trọng Quang-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho hay: “Tuy đã có vài cơn mưa đầu mùa nhưng nước trong ao hồ vẫn cạn dần, nước ngầm suy giảm nhanh. Chính quyền vận động bà con nạo vét ao hồ, chia sẻ và sử dụng nước tưới tiết kiệm”.
Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

(GLO)- Ngày 15-5, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai cùng đại diện các Ban của LĐLĐ tỉnh thăm và tặng quà 6 đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đức Cơ, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

(GLO)- Sáng 12-5, tại xã Đăk Pơ Pho (huyện Kông Chro), Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Huyện Đoàn Kông Chro tổ chức lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo-Trao nhận yêu thương”.

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

(GLO)- Hơn 4 năm qua, mỗi năm có gần 100 học viên là bộ đội xuất ngũ và học viên người dân tộc thiểu số được cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Nghề số 21 (Binh đoàn 15) nấu những bữa cơm đảm bảo ăn no, đủ chất với giá chỉ 15 ngàn đồng.