"Chợ cóc" lấn chiếm hành lang an toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần như năm nào cũng vậy, càng gần đến Tết Nguyên đán càng có nhiều chợ tự phát lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ. Thực trạng này đã và đang làm mất mỹ quan, mất vệ sinh, gây ùn tắc giao thông, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
 

“Chợ cóc” Chi Lăng (TP. Pleiku). Ảnh: H.C
“Chợ cóc” Chi Lăng (TP. Pleiku). Ảnh: H.C

Xuất phát từ nhu cầu trao đổi, mua bán các loại hàng hóa của nhân dân trong vùng mà chợ tự phát đã hình thành và phát triển. Ban đầu chỉ một vài người buôn bán hàng rong cho công nhân Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, đến nay, khu vực ngã ba đường Trường Chinh (quốc lộ 14)-đường Trường Sa (thuộc tổ dân phố 1, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã trở thành “chợ cóc” Chi Lăng. Nơi đây có rất nhiều hàng quán, ki-ốt, xe lưu động, gánh hàng rong, gùi hàng rong... buôn bán đủ các loại hàng hóa. Ngày thường, chợ họp vào sáng sớm, gần trưa và chiều tối. Ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, “chợ cóc” Chi Lăng họp cả ngày lẫn đêm.

Không chỉ có những đồng bào dân tộc thiểu số buôn bán các sản vật tự làm ra mà rất nhiều người ở địa phương khác cũng đến đây tham gia bày bán la liệt các loại hàng hóa như: vải vóc, quần áo, gạo, dầu ăn, thịt, cá... Họ còn buôn bán ngay trên hành lang an toàn quốc lộ 14. Có người bán ắt có người mua và cứ như thế “chợ cóc” Chi Lăng ngày càng mở rộng, chiếm dụng lòng lề đường gây ra nhiều bất an đối với xã hội. “Phường đã tăng cường tuyên truyền, vận động và áp dụng nhiều biện pháp mạnh để dẹp bỏ “chợ cóc” này nhưng vẫn chưa mạng lại hiệu quả. Để ổn định cuộc sống, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phường tiếp tục phối hợp với các cơ quan vận động bà con vào mua bán trong chợ Chi Lăng mới xây dựng cách đó khoảng 700 mét”-ông Tạ Văn Bích-Phó Chủ tịch UBND phường Chi Lăng cho biết.

Dọc 2 bên quốc lộ 14 đoạn qua các xã: Ia Khươl (huyện Chư Pah), Ia Le (huyện Chư Pưh) cũng hình thành chợ tự phát. Ông Nguyễn Văn Rạng-Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Le, thừa nhận: “Khi có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ thì chợ tan, khi vắng người làm nhiệm vụ thì chợ lại họp. Bởi vậy, Đảng ủy xã Ia Le thường xuyên chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những người lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, nhất là trên quốc lộ 14”.

“Chợ cóc” mang lại nhiều hệ lụy. Chính vì vậy, chính quyền các địa phương cần có biện pháp xử lý triệt để.

Hoàng Cư

Có thể bạn quan tâm

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

(GLO)- Ngày 15-5, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai cùng đại diện các Ban của LĐLĐ tỉnh thăm và tặng quà 6 đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đức Cơ, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

(GLO)- Sáng 12-5, tại xã Đăk Pơ Pho (huyện Kông Chro), Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Huyện Đoàn Kông Chro tổ chức lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo-Trao nhận yêu thương”.

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

(GLO)- Hơn 4 năm qua, mỗi năm có gần 100 học viên là bộ đội xuất ngũ và học viên người dân tộc thiểu số được cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Nghề số 21 (Binh đoàn 15) nấu những bữa cơm đảm bảo ăn no, đủ chất với giá chỉ 15 ngàn đồng.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn do sạt lở đất ở tỉnh Hà Tĩnh

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn do sạt lở đất ở tỉnh Hà Tĩnh

(GLO)- Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai vừa cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân Đinh Sơn và Đinh Hlum (cùng trú ở xã Kông Chiêng, huyện Mang Yang) bị tử vọng do sạt lở đất tại tỉnh Hà Tĩnh.