Phố ông đồ chỉ toàn ông và bà đồ rất trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vừa ngỡ ngàng, vừa thích thú là cảm giác của nhiều khách đến với phố ông đồ tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM những ngày cuối năm, khi nhìn thấy những người cho chữ tại đây đa phần là ông và bà đồ còn rất trẻ.

“30 gian hàng tại phố ông đồ năm nay với khoảng 30 ông, bà đồ thì họ đều là những bạn trẻ và rất trẻ. Điều này là tín hiệu rất vui về truyền thống thư pháp của dân tộc được người trẻ yêu thích và chọn gắn bó”, ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, đơn vị tổ chức lễ hội Tết Việt 2022 vui mừng bày tỏ.
 

Mọi người ai nấy đều ấn tượng với ông đồ trẻ Xuân Thành
Mọi người ai nấy đều ấn tượng với ông đồ trẻ Xuân Thành


Đến với thư pháp vì niềm đam mê

Ngô Hồng Sơn (24 tuổi, sinh sống tại Long Khánh, Đồng Nai) là một trong những ông đồ trẻ. Cuộc đời của chàng trai trẻ phải lăn lộn từ khi còn rất nhỏ, học xong lớp 6 đã một mình rời phố biển Nha Trang vào miền Nam lập nghiệp nuôi thân. Bạn bè cứ bảo Hồng Sơn rất khô khan vì suốt ngày chỉ cắm đầu lao động kiếm tiền. Nhưng ít ai biết được rằng chàng trai khô khan ấy lại có niềm đam mê với loại hình thư pháp và nhiều năm nay thường ra phố ông đồ để cho chữ.

“Lúc đầu vì thấy chữ thư pháp rất hay nhưng vì không có điều kiện để tìm thầy học nên tự tìm hiểu và mày mò luyện tập. Khi nhìn thấy câu thư pháp đầu tiên, mình đã tự viết hết những chữ đó ra giấy, nhưng không có tiền mua bút nên viết bằng bút chì rồi tự tô lại các nét đậm, nét nhạt. Sau này, mình đi làm để dành được tiền mua điện thoại, lên mạng tìm hiểu thêm”, Hồng Sơn nhớ lại.

Chặng đường để theo đuổi được loại hình thư pháp của chàng trai trẻ khiến người nghe càng thêm thắc mắc: Không biết điều gì ở loại hình này lại cuốn hút người trẻ hiện đại như vậy?


 

Ngoài các ông đồ, thì có những bà đồ còn rất trẻ như Đào Nguyễn Nhật Quỳnh (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã 4 năm đều ra phố ông đồ để cho chữ. Ảnh: Hoa Nữ
Ngoài các ông đồ, thì có những bà đồ còn rất trẻ như Đào Nguyễn Nhật Quỳnh (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã 4 năm đều ra phố ông đồ để cho chữ. Ảnh: Hoa Nữ

Với Hồng Sơn thì đó vừa là sở thích, vừa là đam mê và mang lại cho Sơn nhiều niềm vui trong cuộc sống sau những ngày dài vất vả với công việc kiếm tiền mưu sinh.

“Nhiều lúc buồn phiền mình xả stress trên những tấm thư pháp, những lúc viết chữ thì mình lắng lòng xuống mới viết được, từ đó cuộc sống cũng được tĩnh lặng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều”, Sơn chia sẻ.

Cũng đến với thư pháp vì sở thích, Nguyễn Thành Đạt, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, dù tuổi đời còn nhỏ nhưng lại là ông đồ kỳ cựu ở phố ông đồ Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM khi chưa năm nào thiếu vắng chàng trai này.

Nhiều năm trước khi ở đây, Đạt luôn là ông đồ trẻ nhất nên có những bạn trẻ đến với phố ông đồ thường hay gọi Đạt là “anh đồ” hay “em đồ”.

Kể về cơ duyên đến với loại hình thư pháp, Đạt bày tỏ: “Do trước đây mình rất thích hội họa. Ngày còn nhỏ nhìn thấy chữ thư pháp đẹp nên mê rồi đi tìm thầy để học, sau đó thì đi ra phố ông đồ để cho chữ. Lúc đầu là sở thích nhưng càng theo càng đam mê và theo đến bây giờ”.

Đưa nét hiện đại vào thư pháp

Võ Tuấn Xuân Thành với đầu tóc nhuộm rất trẻ trung là một trong những gương mặt ông đồ cuốn hút mọi ánh nhìn. Thành cho biết: “Thư pháp được xem như là một môn nghệ thuật, mà nghệ thuật lại là cái đẹp, miễn sao không gian văn hóa của mình nó đẹp, vừa mắt mọi người là đã đạt được mục đích đưa thư pháp đến gần hơn với nhiều người và tiếp cận được thế hệ trẻ ngày nay”.

Ông đồ trẻ lý giải thêm về vẻ ngoài cuốn hút của mình khi ngồi cho chữ: “Mình là một người trẻ, quan niệm sống của mình là không bị mất đi màu sắc cá nhân. Mình vẫn phải năng động, vẫn trẻ trung như tính cách và lứa tuổi, nhưng khi ngồi xuống và viết chữ thì thần thái vẫn phải toát lên được mình là người đang cho chữ”.

 

Ông đồ trẻ Hồng Sơn cho chữ tại phố ông đồ
Ông đồ trẻ Hồng Sơn cho chữ tại phố ông đồ


Theo Thành, ngày trước chúng ta hay quen với hình ảnh ông đồ trải chiếu, áo the, khăn xếp ngồi viết chữ bên lề đường. Nhưng ngày nay mọi thứ được nâng cấp và sáng tạo hơn, từ góc làm việc đến không gian đều chỉn chu hơn. Kể cả trang phục, ngày nay các ông đồ mặc áo dài khăn đóng theo kiểu cách tân, áo dài có màu sắc hay tóc vẫn có thể nhuộm để làm trẻ hình ảnh của ông đồ hơn.

Cũng theo Thành, nhờ sự trẻ trung và sáng tạo của các ông đồ trẻ nên nhiều khách nước ngoài khi đến với phố ông đồ, thấy toàn những người trẻ chọn theo loại hình nghệ thuật này, họ hiếu kỳ và thích thú tìm hiểu về loại hình nghệ thuật thư pháp của Việt Nam…

Thường bộ môn này đòi hỏi nhiều vốn sống và kinh nghiệm, tưởng là bất lợi cho những bạn trẻ nhưng theo Thành, cùng một chữ nhưng góc nhìn của từng người sẽ khác nhau. Với những ông đồ trẻ, họ sẽ cảm nhận được góc nhìn của người trẻ trong cuộc sống hiện đại này.

“Tụi mình học từ các bậc tiền bối và các bậc tiền bối cũng học cách nhìn của người trẻ tụi mình. Và với mình, kinh nghiệm sống không quyết định ở độ tuổi mà điều quan trọng là ở góc nhìn của mỗi người. Mỗi người sẽ có góc nhìn khác nhau, đó là sự giao thoa văn hóa mà không có bộ môn nào truyền tải hết được như thư pháp”, Thành bày tỏ.

Tuy nhiên, theo Thành, người trẻ theo loại hình thư pháp cũng cần phải lăn lộn vào cuộc sống, tham gia nhiều hoạt động xã hội để làm giàu thêm vốn sống cho mình.

“Vì ngoài mặt nổi là chữ viết, thì bên trong còn là nội hàm. Khi cho chữ, bản thân mình phải trải qua và sống với cái chữ đó thì khi khách đến nhờ tư vấn chữ, mình mới có câu chuyện để chia sẻ với khách, mới hiểu được hết ý nghĩa và cho đúng chữ mà khách cần”, Thành chia sẻ.

Theo Hoa Nữ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gây quỹ tặng quà Tết cho thiếu nhi khó khăn

Gây quỹ tặng quà Tết cho thiếu nhi khó khăn

(GLO)- Để có kinh phí giúp đỡ các em thiếu nhi trong dịp Tết Nguyên đán 2022, một số tổ chức Đoàn, câu lạc bộ đã linh hoạt triển khai các hoạt động gây quỹ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của của đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân. Những phần quà nhỏ nhưng đong đầy yêu thương đã đem đến niềm vui cho các mảnh đời khó khăn.
Hối hả chợ huyện vùng sâu chiều 29 tết Nhâm Dần

Hối hả chợ huyện vùng sâu chiều 29 tết Nhâm Dần

(GLO)- Trái hẳn với không khí nhộn nhịp của những ngày trước, phiên chợ quê nơi phố huyện Kông Chro chiều cuối năm đã trở nên vắng vẻ và hối hả hơn. Khi thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới chỉ còn được tính bằng giờ cũng là lúc cả người bán lẫn người mua cùng “chạy đua“ để kịp đón Tết với gia đình.
Tết ấm cho người nghèo vùng biên

Tết ấm cho người nghèo vùng biên

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cùng với các cấp, các ngành, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động an sinh, góp phần giúp các đối tượng yếu thế ở khu vực biên giới đón Tết đầm ấm, sum vầy.
Người giữ sắc đào Nhật Tân trên vùng quê mới

Người giữ sắc đào Nhật Tân trên vùng quê mới

Ông là Chu Đức Lợi, sinh ra và lớn lên ở làng Nhật Tân (nay là phường Nhật Tân, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) nổi tiếng bởi nghề trồng hoa đào cảnh. Ông kể, mãi đến năm 1998 khi tròn tuổi 40 ông mới phải duyên với vợ ông là Dương Thị Chúc kém ông 10 tuổi ở quê lụa Hà Tây. Hai năm sau, vợ chồng ông vào lập nghiệp trên vùng quê mới Nam Ban, Lâm Hà mang theo bí quyết và kinh nghiệm của nghề trồng đào truyền thống lâu đời Nhật Tân.
Chợ hoa Hàng Lược ngày đầu hoạt động

Chợ hoa Hàng Lược ngày đầu hoạt động

Ngày 20/1/2022, còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chợ hoa Tết truyền thống tại các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Rươi và Hàng Khoai bắt đầu hoạt động phục vụ người dân Thủ đô. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, năm nay chợ hoa không còn cảnh nhộn nhịp người dân như mọi năm.