40 tỉnh, thành đã ban hành nghị quyết HĐND quy định hỗ trợ trẻ mầm non

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là con số nêu ra tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào ngày 20-10, với sự tham dự của đại diện ngành Giáo dục và các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Báo Giáo dục và thời đại điện tử
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Báo Giáo dục và Thời đại điện tử

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, đến năm học 2021-2022, toàn quốc có 30.786 cơ sở giáo dục mầm non là một kết quả đáng mừng. Cơ sở vật chất các cơ sở này tại các địa phương được cải thiện, điều kiện cho trẻ đến trường nhất là trẻ vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số cải thiện tốt hơn. Kết thúc năm học 2021-2022, có 995.821 lượt trẻ em mẫu giáo của 63 tỉnh, thành phố được hỗ trợ ăn trưa với kinh phí hơn 1.170 tỷ đồng. Đến tháng 9-2022, 40 tỉnh, thành đã ban hành nghị quyết HĐND quy định hỗ trợ trẻ em, trong đó 5 tỉnh ban hành mức hỗ trợ cao hơn so với quy định, với hơn 86 ngàn trẻ em.

Về đội ngũ, toàn quốc có 28.873 giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho học sinh  dân tộc thiểu số được hưởng chính sách theo quy định. 2.272 trường mầm non đủ điều kiện thụ hưởng hỗ trợ kinh phí nấu ăn cho trẻ em đối với cơ sở giáo dục cong lập địa bàn khó khăn. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm sâu, công tác nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em được chú trọng. 40 tỉnh, thành phố đã ban hành nghị quyết về mức hỗ trợ tối thiểu cho giáo viên mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, chăm sóc từ 30% trở lên là con công nhân, mức hỗ trợ tối thiểu là 800 ngàn đồng/tháng/giáo viên…

Bên cạnh kết quả đạt được, hội nghị cũng chỉ ra nhiều khó khăn, hạn chế. Đó là vẫn còn 8 tỉnh, thành phố chưa ban hành nghị quyết HĐND quy định thực hiện quy định chính sách địa phương. Hơn 20 tỉnh chưa ban hành nghị quyết HĐND quy định mức hỗ trợ cụ thể đối với trẻ em và giáo viên mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở địa bàn có khu công nghiệp. Công tác quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non tại nhiều địa phương chưa theo kịp nhu cầu. Thu nhập của giáo viên mầm non, đặc biệt của giáo viên ngoài biên chế, nhân viên nuôi dưỡng còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Mức hỗ trợ ăn trưa của trẻ mẫu giáo cũng còn thấp, chưa có chính sách hỗ trợ ăn trưa với trẻ nhà trẻ…

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non để tham mưu và quy định theo thẩm quyền, bổ sung những vấn đề mới đáp ứng yêu cầu phát triển. Tham mưu Chính phủ ban hành Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2022-2030” và Đề án “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030”. Chú trọng nâng cao công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non; tham mưu, ban hành văn bản tháo gỡ khó khăn, bất cập khác theo quy định.

T.S (theo TTXVN, Báo Giáo dục và Thời đại điện tử)

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hơn 14.700 thí sinh thi thử tốt nghiệp THPT năm 2024

Gia Lai: Hơn 14.700 thí sinh thi thử tốt nghiệp THPT năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 24 và 25-5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT năm 2024 cho toàn bộ học sinh, học viên đang học lớp 12 hệ THPT, hệ giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh và các thí sinh tự do có nguyện vọng.