Biến thể BA.4, BA.5 của Omicron có đáng lo không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân-Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, hiện nay thế giới vẫn đang tiếp tục đánh giá về tính lây lan của hai biến thể phụ mới BA.4, BA.5. Tuy nhiên, một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy hai biến thể phụ này lây lan nhanh hơn biến thể BA.1 và BA.2.

Về khả năng gây bệnh nặng, hiện chưa có bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy có biểu hiện tăng nặng tại khu vực châu Phi. Hiện các nước vẫn cần tiếp tục duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc xin, giám sát trọng điểm…

  Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc xin phòng Covid-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh. Ảnh: Bá Bính
Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc xin phòng Covid-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh. Ảnh: Bá Bính


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bổ sung hai biến thể phụ BA.4, BA.5 vào danh mục các biến thể cần giám sát. Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) liệt hai dòng phụ này vào danh mục các biến thể đáng lo ngại.

Hiện tại, Việt Nam vẫn duy trì đà giảm số ca mắc mới, tỉ lệ chết/mắc rất thấp, lưu hành chủ yếu là biến thể phụ BA.2 của biến thể Omicron với biểu hiện lâm sàng nhẹ. Về tình hình dịch Covid-19 trong nước, ông Lân cho biết Việt Nam hiện đã có sự xâm nhập biến thể BA.5 của Omicron. Với sự xuất hiện của biến thể mới có thể có nguy cơ lấn át biến thể cũ BA.1 và BA.2.

Các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vắc xin phòng Covid-19 giảm dần theo thời gian trong vòng sáu tháng sau khi tiêm và trong điều kiện xuất hiện các biến thể mới.

Đối với biến thể Omicron, hiệu quả bảo vệ giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa virus ở mức cao hơn so với các biến thể virus SARS-CoV-2 trước đây. Do vậy những người đã tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc lại vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vắc xin liều cơ bản và bị mắc Covid-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2.

Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc xin phòng Covid-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do dịch Covid-19 trong điều kiện xuất hiện các biến thể mới.

Do vắc xin phòng Covid-19 miễn dịch không bền vững, sau một thời gian miễn dịch giảm nên sau khi tiêm hai mũi vắc xin liều cơ bản, người dân nên tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại để kích thích hệ thống miễn dịch.

 

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

(GLO)- Đề án “Phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030” nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống y tế phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở Y tế Lý Minh Thái xung quanh vấn đề này.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.