Trường Chính trị tỉnh Gia Lai: Gắn xây dựng Đảng với nâng cao chất lượng đào tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh đã phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của đơn vị. Nhờ đó, công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả ấn tượng; công tác đào tạo, bồi dưỡng tăng nhanh về số lượng, bảo đảm chất lượng, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn, năng lực đội ngũ cán bộ cho tỉnh nhà.

 

Đầu nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh có 2 chi bộ trực thuộc với 30 đảng viên. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã kết nạp 10 đảng viên mới, vượt 100% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Để đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, tháng 11-2018, chi bộ Khối nội dung được tách thành 2 chi bộ. Trong nhiệm kỳ, có 15 lượt đảng viên, 5 lượt chi bộ được Đảng ủy nhà trường tặng giấy khen; Đảng bộ nhà trường hàng năm đều được công nhận danh hiệu trong sạch, vững mạnh.

  Học viên một khóa đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh. Ảnh: Đ.T
Học viên một khóa đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh. Ảnh: Đ.T


Năm 2019, Trường Chính trị tỉnh được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất (lần 2); TS. Nguyễn Thái Bình-Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhì, được Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng danh hiệu và bằng khen “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam năm 2019”.

Việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ được Đảng bộ nhà trường chú trọng nhằm đáp ứng nhiệm vụ đặt ra. Trong 5 năm qua, nhà trường đã cử 188 lượt công chức, giảng viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Trong số đó, có 13 người học cao học (9 người đã tốt nghiệp), 1 người là nghiên cứu sinh, 9 người học cao cấp lý luận chính trị (hoàn thiện cao cấp lý luận chính trị), 10 người học trung cấp lý luận chính trị-hành chính và tương đương. Đến nay, 100% giảng viên của trường đạt chuẩn trình độ lý luận chính trị, phương pháp dạy học.

Hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở địa phương là yêu cầu bắt buộc là với đội ngũ giảng viên của nhà trường. Trong nhiệm kỳ, 2 đề tài khoa học cấp tỉnh gồm: “Phương pháp dạy và học cồng chiêng của đồng bào Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai” do TS. Nguyễn Thái Bình làm chủ nhiệm và “Vai trò của Đảng viên và tổ chức Đảng trong khu vực doanh nghiệp tỉnh Gia Lai” do ThS. Phan Thị Nga làm chủ nhiệm được nghiệm thu, hoàn chỉnh và đưa vào vận dụng. Ngoài ra, nhiều đề tài khoa học cấp trường với nội dung thiết thực phục vụ công tác giảng dạy do cá nhân, nhóm có chuyên môn thực hiện được Hội đồng khoa học trường đánh giá, nghiệm thu. Trường cũng đã tổ chức 10 hội thảo khoa học nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời, tác phẩm của những nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; tham gia bài viết Hội thảo khoa học Cụm thi đua các trường Chính trị khu vực Tây Nguyên.


Xuất phát từ nhu cầu của người học, nhà trường đã biên soạn 17 tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho giảng viên, học viên; triển khai biên soạn, xuất bản 8 cuốn Thông tin Lý luận-Thực tiễn. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, từ năm 2013 đến 2019 được đánh giá là giai đoạn “bùng nổ” cả về số lượng, chất lượng và loại hình đào tạo với tổng số 469 lớp (33.447 lượt học viên), số lớp năm sau tăng so với năm trước trung bình 35,25%, đạt xấp xỉ 175% kế hoạch đề ra.

Tiến sĩ Nguyễn Thái Bình-Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường-khẳng định: “Tốc độ tăng về số lượng học viên, loại hình đào tạo, bồi dưỡng đánh giá nhu cầu của người học. Tuy nhiên, về chất lượng lại phụ thuộc rất nhiều đến trình độ, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên (cả giảng viên thỉnh giảng), công tác quản lý, cách tổ chức thi và phương thức thi; đến cơ sở vật chất phục vụ việc học, tự học, sinh hoạt của học viên”. Trên tinh thần đó, nhà trường đã triển khai áp dụng công nghệ hiện đại phục vụ dạy-học, xây mới thêm 1 ký túc xá với 250 chỗ ở, xây mới 1 khu giảng đường với 5 phòng học, cải tạo khu nhà khách để phục vụ cho công tác dạy và học. Nhà trường đánh giá chất lượng học thông qua nhiều hình thức kiểm tra: vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận. Công tác thi và coi thi được tổ chức nghiêm túc, quy củ.

 

Nguyễn Đình Phê





 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.