Bar Măih: Chung tay làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xác định xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, xã Bar Măih (huyện Chư Sê) đã huy động sức dân làm đường và nhận được sự đồng thuận cao.
Đi cùng chúng tôi trên những tuyến đường được bê tông hóa sạch đẹp, bà Đặng Thị Phương Thảo-cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Bar Măih-cho biết: “Mặc dù đời sống còn khó khăn nhưng người dân vẫn tự nguyện đóng góp công sức để làm đường giao thông nông thôn, góp phần cùng với các công trình hạ tầng khác mang lại diện mạo mới cho xã”.
 Người dân làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) góp công sức làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đ.Y
Người dân làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) góp công sức làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đ.Y
Tại một đoạn đường nhánh dài 300 m đang được người dân khẩn trương hoàn thành, ông Kuil (làng Tơ Drăh) cho hay: “Trên đoạn đường này có 20 hộ dân sinh sống. Lúc trước, đường chỉ rộng chừng 2 m, mùa mưa lầy lội, đi lại khó khăn lắm. Với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chúng tôi đã họp bàn, thống nhất mỗi hộ đóng góp ngày công lao động cho đến khi hoàn thành. Các hộ còn tự nguyện di dời hàng rào để mở rộng lòng đường”. Không riêng 300 m đường nói trên, 5 năm trở lại đây, người dân làng Tơ Drăh đã đóng góp hàng ngàn ngày công để hoàn thành 4 km đường nội thôn. Bởi bà con hiểu được rằng, đường sá khang trang thì con em đến trường thuận tiện hơn và việc vận chuyển nông sản cũng dễ dàng.
Trước mùa mưa năm 2019, người dân làng Phăm Klăh rất phấn khởi khi đoạn đường đất dài 1 km quanh làng đã được bê tông hóa. Ông Đinh Măk-Trưởng thôn Phăm Klăh-chia sẻ: “Với sự hỗ trợ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, dân làng chỉ góp ngày công xây dựng. Để huy động sức dân, chúng tôi đã tổ chức họp, giải thích rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi hộ trong làng. Khi được phân tích, giải thích thấu đáo, bà con thấy được trách nhiệm của mình nên ai cũng đồng tình, vui vẻ thực hiện”. Dắt cháu đi gùi nước ở giọt nước về, bà Đinh Thia phấn khởi cho biết: “Trước đây, đường đất nên rất khó đi lại. Khi có chủ trương làm đường, mỗi hộ góp ít nhất 5 ngày công, riêng gia đình mình góp 20 ngày. Giờ có đường bê tông kiên cố, sạch sẽ, mọi người vui lắm”.
Người dân làng Phăm KLăh tích cực góp công làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đ.Y
Người dân làng Phăm KLăh tích cực góp công làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đ.Y
Tương tự, người dân làng Phăm Ó cũng đóng góp gần 250 ngày công để làm 2 km đường bê tông. Chỉ mất 2 tuần, con đường đất đã được bê tông hóa khang trang. Ông Siu Sum cho hay: “Dân làng đều mong có đường đi sạch sẽ, rộng rãi. Do đó, khi làng phát động, bà con đều tích cực tham gia trong khả năng của mình”.
Theo ông Trần Minh Nhật-Chủ tịch UBND xã Bar Măih, phong trào làm đường giao thông nông thôn đang được triển khai rộng khắp trong toàn xã. Xã có 5 làng với 1.438 hộ, 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ sự hưởng ứng tích cực của người dân, đến nay, đường nội thôn và đường đến khu sản xuất đã được bê tông hóa 70%.
“Sau 10 năm nỗ lực xây dựng nông thôn mới, cuối năm 2019, xã Bar Măih đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, để nâng chất lượng tiêu chí giao thông nông thôn, xã tiếp tục hoàn thiện 30% tuyến đường giao thông nông thôn còn lại. Hy vọng, với tinh thần đoàn kết, sự hưởng ứng của người dân, các tuyến đường này sẽ sớm hoàn thành trong thời gian tới”-ông Nhật cho biết thêm.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.