Kbang triển khai 2 mô hình điểm thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày 26 và 27-5, Ban Chỉ đạo Đề án 498 huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức 2 hội nghị tập huấn mô hình điểm thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết" giai đoạn 2021-2022 tại 2 xã: Lơ Ku, Sơn Lang. Tham gia hội nghị có hơn 80 học viên là lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể xã, thôn, làng, người có uy tín của 2 địa phương.
Hội nghị đã thông qua Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình điểm Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết” của 2 xã Lơ Ku, Sơn Lang; Dự thảo Quy chế hoạt động của 2 Ban chỉ đạo. Báo cáo viên cũng truyền đạt chuyên đề về quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; thực trạng của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Kbang; hệ lụy tảo hôn, hôn nhân cận huyết; những phong tục tập quán liên quan đến hôn nhân gia đình vùng dân tộc thiểu số; vai trò của chính quyền, đoàn thể trong việc tư vấn giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Quang cảnh hội nghị triển khai mô hình điểm tại xã Lơ Ku, huyện Kbang. Ảnh: Hồng Hạnh
Quang cảnh hội nghị triển khai mô hình điểm tại xã Lơ Ku (huyện Kbang). Ảnh: Hồng Hạnh
Theo số liệu thống kê, từ năm 2015 đến hết tháng 4-2022, trên địa bàn huyện Kbang có 337 cặp tảo hôn (trong đó: 234 cặp tảo hôn vợ hoặc chồng, 53 cặp tảo hôn cả vợ và chồng); 3 cặp hôn nhân cận huyết thống (trong đó năm 2016: 1 cặp, năm 2017: 2 cặp). Riêng 4 tháng đầu năm 2022, có 18 cặp tảo hôn, xảy ra ở thị trấn Kbang, xã Kông Lơng Khơng và Lơ Ku.
Việc triển khai thực hiện các mô hình điểm này nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác thực thi Luật Hôn nhân và Gia đình; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục để nâng cao nhận thức, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở địa phương.
HỒNG HẠNH

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chung cư Lê Lợi (TP. Pleiku)-một khu nhà ở xã hội lâu năm của Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

7 nhóm cá nhân được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa có Công văn số 853/SXD-QLN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư dự án bất động sản về việc xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.