Nạn nhân chất độc da cam ở Gia Lai nỗ lực vươn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 9.544 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trong đó, 2.092 người được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Bằng ý chí và quyết tâm phấn đấu, nhiều nạn nhân đã vươn lên trở thành những tấm gương sáng trong cuộc sống.

Ông Dương Đình Công (tổ 4, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) sinh năm 1947, quê ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Trong 40 năm (1964-2004) tại ngũ, ông tham gia chiến đấu trên các chiến trường: cánh đồng Chum (Lào), Trị Thiên Huế và chiến tranh biên giới phía Tây Nam, phía Bắc. Trong trận đánh ngày 23-5-1972 tại cánh đồng Chum, ông không may bị mảnh đạn bay trúng vào đầu. Trong các trận đánh ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, máy bay Mỹ đánh phá rất ác liệt, rải hàng ngàn tấn chất độc da cam (CĐDC).  

  Ông Dương Đình Công và con trai Dương Đình Quyết. Ảnh: Hoàng Cư
Ông Dương Đình Công và con trai Dương Đình Quyết. Ảnh: Hoàng Cư



Thương tật và bị nhiễm CĐDC khiến sức khỏe ông Công suy giảm. Tuy nhiên, ông vẫn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đơn vị giao phó. Sau khi đưa vợ con vào TP. Pleiku sinh sống, ông tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Đạt được nhiều kết quả trong lao động, ông vinh dự được các cấp, các ngành trao tặng nhiều giấy khen, bằng khen, trong đó có bằng khen của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. “Tôi nay đã hơn 75 tuổi đời, 55 tuổi Đảng. Dù mang bệnh trong người nhưng lúc nào cũng lạc quan, chăm chỉ làm việc. Con trai tôi là Dương Đình Quyết, là thế hệ tiếp nối bị ảnh hưởng CĐDC/dioxin”-ông Công nói.

Theo chỉ dẫn của ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Chư Sê, chúng tôi đến thăm gia đình các nạn nhân: Đinh Bêu, Siu Bin (làng Dơ Nâu, xã Bờ Ngoong), Kpă Be (làng Nú, xã Ia Tiêm). “Đây là 3 nạn nhân CĐDC/dioxin dẫn đến bị bệnh não úng thủy, thiểu năng trí tuệ bẩm sinh. 3 nạn nhân này đều có ông, bà tiếp xúc với CĐDC/dioxin ở Khu 6 (nay là huyện Mang Yang). Các nạn nhân được hỗ trợ 400 ngàn đồng/người/tháng, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa, cấp bò giống làm sinh kế... Những hoạt động đó nhằm giúp các gia đình nạn nhân CĐDC vơi bớt khó khăn, có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống”-ông Thủy chia sẻ.

Còn bà Đinh H'Brech (mẹ của Đinh Bêu) thì bộc bạch: “Nhà mình có nửa sào lúa nước, gần 2 sào cà phê, nuôi 3 con bò... Được Nhà nước hỗ trợ, cán bộ động viên, hướng dẫn cách làm ăn nên gia đình đã vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngoài thời gian làm việc nhà, vợ chồng mình còn đi làm thuê kiếm tiền chăm lo con cái”.  

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”, các cấp Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin trong tỉnh đang tích cực tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác Hội, đặc biệt là chăm lo các nạn nhân và gia đình có người bị nhiễm CĐDC/dioxin. Ông Đỗ Tiến Quý-Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh-cho biết: “Toàn tỉnh hiện có 396 chi hội thôn, làng, tổ dân phố thuộc 108 Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin cấp xã. Các cấp Hội đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và đạt được những kết quả rất phấn khởi. Để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Hội và các phong trào do trung ương phát động, các cấp Hội trong tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, chủ động phối hợp với các tổ chức và cá nhân tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà các đối tượng, hỗ trợ sinh kế, khám-chữa bệnh, kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn”.

 

HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.