"Khi tâm thiện thì hành động sẽ đẹp"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mồ côi cha mẹ và nghèo khó là những điểm chung của 2 người phụ nữ ấy. Vì vậy, khi chứng kiến những mảnh đời khốn khó, họ dễ dàng cảm thông và chia sẻ. Họ biết chỉ cần có ai đó cạnh bên, dang tay giúp đỡ thì những mảnh đời bất hạnh ắt hẳn sẽ vơi bớt nhọc nhằn.
1. Bố mất sớm, mẹ lập gia đình riêng nên chị Lê Thị Trung Hoa (thôn 2, xã Tân Bình, huyện Đak Đoa) phải về sống cùng ông bà ngoại. Gia đình ông bà khó khăn nên chị đã phải bươn chải với đủ thứ nghề để kiếm sống. Từ hoàn cảnh của mình, mỗi khi nhìn thấy những người nghèo khổ, chị lại nghĩ về quá khứ. Cảm thông với phận đời kém may mắn, hơn 4 năm qua, chủ đại lý phân bón và thu mua hàng nông sản Hoa Thạnh luôn đồng hành, sẻ chia với người nghèo. Cứ nghe ở đâu có trường hợp người già không nơi nương tựa, người tàn tật... chị lại gửi gạo, mắm hỗ trợ. Chị cũng tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động, hỗ trợ cho công tác phòng-chống Covid-19, tham gia các đoàn từ thiện trong và ngoài tỉnh... Số tiền mỗi năm chị dành cho các hoạt động từ thiện lên đến hàng trăm triệu đồng. “Hàng tháng, tôi giúp gạo, mắm, mì tôm cho 6 trường hợp trong xã. Năm ngoái, tôi cũng đã trao tặng 220 phần quà với tổng trị giá gần 60 triệu đồng cho người dân xã Kdang”-chị Hoa chia sẻ.
Nhận bao gạo 10 kg và 2 chai nước mắm từ tay chị Hoa, bà Lê Thị Toàn (thôn 2) cứ ú ớ rồi lại cười. Bà Toàn bị câm điếc bẩm sinh, không chồng con, đang chăm sóc người cha 90 tuổi bị liệt. Biểu đạt sự biết ơn, bà Toàn cứ nắm chặt tay, thỉnh thoảng lại ôm lấy chị Hoa và xoa xoa đầu. “Thấy bà con vui mình cũng ấm lòng. Giờ chỉ mong trời thương cho sức khỏe để mình có thể tiếp tục hỗ trợ những người cần được giúp đỡ”-chị Hoa trải lòng.
Chị Lê Thị Trung Hoa (bìa trái) trao gạo, mắm hỗ trợ gia đình bà Lê Thị Toàn (thôn 2, xã Tân Bình, huyện Đak Đoa). Ảnh: Anh Huy
Chị Lê Thị Trung Hoa (bìa trái) trao gạo, mắm hỗ trợ gia đình bà Lê Thị Toàn (thôn 2, xã Tân Bình, huyện Đak Đoa). Ảnh: Anh Huy
Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tân Bình Trương Nữ Kim Nguyệt, điều đáng quý ở chị Hoa đó là tấm lòng thương người. Chị không chờ đến sự kêu gọi, thấy việc cần làm là xắn tay tham gia. Đơn cử như việc chị đóng góp 3 triệu đồng để làm sân trường mẫu giáo của xã. Chị còn tặng 10 suất quà (300 ngàn đồng/suất) cho các cháu vượt khó học giỏi của Trường THPT Nguyễn Huệ. Hay khi thấy hội viên phụ nữ triển khai trồng cây xanh dọc các tuyến đường, chị tự nguyện chở đến vài bao phân ủng hộ. Từ đầu năm 2021 đến nay, chị Hoa đã hỗ trợ hơn 4 tấn gạo và hàng chục tấn rau củ quả cho công tác phòng-chống dịch. Trong đó, 1 tấn gạo và một số nhu yếu phẩm dành tặng 100 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dịch trên địa bàn.  Đầu năm 2022, chị còn ủng hộ khẩu trang y tế, găng tay y tế, que test Covid... cho Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch của xã với tổng trị giá 10 triệu đồng.
2. Khi tâm thiện thì hành động sẽ đẹp là chia sẻ của bà Trần Thị Ánh Nguyệt (thôn Đồng Tâm, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông). Người phụ nữ 63 tuổi bắt đầu công việc thiện nguyện khi còn đang là giáo viên, rồi Hiệu trưởng Trường Mầm non Hương Trà. “Lương giáo viên còn phải lo cho các con ăn học nên tôi không thể làm nhiều hơn, dù rất muốn. Mỗi tháng, nhận lương xong, tôi trích ra một phần mua gạo, cá khô, nước mắm chia sẻ với một vài mảnh đời khó khăn mà tôi biết”-bà Nguyệt bộc bạch. Đến năm 2015, bà nghỉ hưu, các con cũng trưởng thành, gánh nặng lo toan đã giảm, bà dùng 1/2 lương hưu (hơn 4 triệu đồng) để làm việc thiện. Trước đây dành dụm lo cho các con, giờ chúng đã có cuộc sống riêng thì bà giúp những người cần giúp. 
Bà Nguyệt ghé thăm gia đình anh Kiên (chồng chị Tuyên), bị điện giật nằm 1 chỗ suốt 3 năm qua. Ảnh: Anh Huy
Bà Nguyệt ghé thăm gia đình anh Kiên (chồng chị Tuyên), bị điện giật nằm 1 chỗ suốt 3 năm qua. Ảnh: Anh Huy
Lý giải về việc ưu tiên hỗ trợ gạo, mắm thay vì tiền mặt, bà Nguyệt cho biết: “Tôi mồ côi cha, thiếu thốn tình cảm của mẹ và lớn lên trong nghèo khổ, đói ăn thiếu mặc. Con người không gì khổ bằng đói ăn nên giúp gạo, mắm là thiết thực nhất”. Sự nghèo khó đã cho bà nghị lực và cũng trong nghèo khó bà nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, bà luôn tâm niệm phải sống tốt, sống phải thương người. “Hữu xạ tự nhiên hương”, việc làm của bà có sức lan tỏa lớn, nhiều người tìm đến bà với mong muốn được chung tay san sẻ khó khăn cho những mảnh đời bất hạnh. Hiện tại, bà đã kết nối với nhiều tấm lòng thơm thảo giúp đỡ cho 14 trường hợp khó khăn trên địa bàn (mỗi trường hợp 10 kg gạo/tháng). Mới đây, bà kết nối với một người quen đang sinh sống ở Canada để hỗ trợ 6/14 trường hợp. Trong đó, 3 trường hợp được hỗ trợ 500 ngàn đồng/tháng, 3 trường hợp khác được hỗ trợ 300 ngàn đồng/tháng. Cũng thông qua việc kết nối kêu gọi, từ tháng 6-2022, thêm 3 trường hợp khó khăn khác cũng được giúp đỡ 10 kg gạo/tháng. 
Ông Đoàn Văn Xuân-Bí thư Đảng ủy xã Bàu Cạn-cho hay: “Bà Nguyệt có tấm lòng thiện lương. Nhiều năm nay, bà trích lương hưu và kết nối nhiều tấm lòng thơm thảo để cùng chăm lo cho những mảnh đời khó khăn, bất hạnh trên địa bàn. Hàng tháng, bà đều thông tin về những việc đã làm, kết quả đạt được. Tất cả đều rõ ràng, minh bạch và đúng đối tượng. Việc làm của bà Nguyệt thật đáng quý, đáng để mọi người noi theo”.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.