Nước mắt của người đàn ông khiếm thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bị tật cận thị từ nhỏ, do hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện chữa trị nên đến năm 2009, anh Trịnh Việt Hưng (SN 1979, trú tại tổ 4, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) bị mù hẳn. Từ đó đến nay, cuộc sống của anh vô cùng khó khăn. Không có việc làm, lại phải sống cảnh nhà thuê, khoản trợ cấp 405.000 đồng/tháng không đủ giúp anh trang trải cuộc sống. Vậy nên hàng ngày, anh phải đi ăn xin.

  Anh Hưng và em gái tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: H.T
Anh Hưng và em gái tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: H.T

Chúng tôi gặp anh Hưng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khi anh đang điều trị bệnh trĩ độ 4, xuất huyết trong. Bên giường bệnh, anh cố kìm nỗi đau, gượng dậy chia sẻ về hoàn cảnh của mình. Anh Hưng cho biết: Anh là con trai thứ 2 trong gia đình 3 anh em. Mẹ mất khi anh mới 6 tuổi, sau đó bố đi lấy vợ khác, bỏ rơi 3 anh em lắt lay kiếm sống. Sau đó, lần lượt anh cả, em gái lập gia đình ra ở riêng. Anh Hưng do khiếm thị, mọi sinh hoạt không biết phải nhờ cậy vào ai. Người em gái vì thương xót anh trai sống một mình trong cảnh mù lòa nên đã xin gia đình chồng đưa anh về chăm sóc một thời gian.

“Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình em gái tôi cũng rất khó khăn. Em tôi không có công việc ổn định, chồng làm nghề sửa xe máy nhưng thu nhập không đáng kể, 3 đứa con còn nhỏ nên nó đành phải thuê nhà cho tôi ở gần Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tôi cũng đã từng theo học nghề xoa bóp, bấm huyệt cổ truyền ở tỉnh Khánh Hòa, cũng xin đi làm được một thời gian nhưng do sức yếu, không làm được việc nên đành phải nghỉ”-anh Hưng buồn bã nói.

Im lặng một lúc lâu, anh Hưng tiếp tục câu chuyện với những lời đầy ắp sự chua xót: “Để có cơm ăn hàng ngày, tôi được chú xe ôm sống ở gần xóm trọ 6 giờ sáng chở đến các chợ xin ăn, trưa chú chở về. Nhiều khi chú thương không lấy tiền. Tôi cũng muốn đi làm một công việc gì đó nhưng do sức yếu, mù lòa nên đành phải chọn cách xin ăn như vậy. Nhiều hôm đi xin, tôi dò dẫm vấp phải hàng quán, làm đổ đồ đạc, bị mắng chửi quá trời. Tôi buồn lắm nhưng cũng không biết phải làm sao”.

Kể cho chúng tôi về hoàn cảnh của anh trai mình, chị Trịnh Thị Hương Thảo ngậm ngùi: “Nhiều lúc nhìn anh sống một mình trong phòng trọ tuềnh toàng, lại mù lòa, tôi rất đau lòng. Nhưng hoàn cảnh của gia đình tôi cũng rất khó khăn, thành ra không giúp anh được bao nhiêu. Tôi cũng chỉ biết động viên anh cố gắng sống, giữ gìn sức khỏe. Hàng ngày, tôi bận bịu chăm sóc 3 con nhỏ, thỉnh thoảng mới tới thăm anh được. Cũng may anh tôi chịu khó nên được mọi người ở xóm trọ thương và giúp đỡ anh trong cuộc sống hàng ngày”.

Khi nghe chúng tôi hỏi chuyện về cuộc sống sau này, giọng anh Hưng nghẹn lại:  “Tôi vẫn luôn nghĩ mình phải sống sao cho có ích, nhưng hiện tại bị mù lòa nên lực bất tòng tâm. Điều tôi lo lắng nhất là khoản tiền nhà trọ 700 ngàn đồng/tháng. Cùng với đó là gần 7 triệu đồng tôi nhờ người quen vay mượn giúp để phẫu thuật trĩ, không biết bao giờ trả được”.

Hoàn cảnh của anh Hưng đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Mọi sự hỗ trợ xin liên hệ chị Trịnh Thị Hương Thảo-em gái anh Trịnh Việt Hưng, ĐT: 0354381820; hoặc gửi về Báo Gia Lai, 2A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku (liên hệ chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu Báo Gia Lai, số ĐT: 0943065095).

 HÀ TÂY



 

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.