Phức tạp sốt xuất huyết và nguy cơ dịch chồng dịch thời điểm chuyển mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

( GLO)- Hà Nội và các tỉnh lân cận, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ( SXH) đang gia tăng. Trong khi đó, khu vực phía Nam từ mấy tháng qua, SXH đã gây ra không ít xáo trộn sức khỏe và cuộc sống người dân. Khu vực Tây Nguyên, SXH cũng diễn biến phức tạp.

 

Chăm sóc bệnh nhi SXH tại Bệnh viện Nhi Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 6.779 ca mắc SXH với 5 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tại Hà Nội tăng gấp 3,5 lần. Thời gian tới, số ca mắc có thể tiếp tục tăng và diễn biến phức tạp do đã bước vào cao điểm mùa dịch hằng năm- tức từ tháng 9 đến tháng 11.

Tại các bệnh viện lớn như BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện E, BVĐK Đống Đa, BV Thanh Nhàn… tiếp tục ghi nhận ca bệnh đến thăm khám, điều trị, nhiều ca bệnh trong tình trạng nguy kịch. Nỗi lo nguy cơ dịch chồng dịch hiện hữu khi thời tiết miền Mắc đang chuyển mùa làm phát sinh nhiều dịch bệnh, dịch bệnh Covid-19, cúm, thủy đậu...

Còn tại TP.HCM, ngày 21-10, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, từ ngày 10 đến 16-10, địa phương này ghi nhận thêm 1.999 ca bệnh SXH, giảm 23,4% so với trung bình 4 tuần trước, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ các năm. Còn tính từ đầu năm đến 16/10, TP.HCM ghi nhận 66.699 trường hợp mắc SXH, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021, với số ca nặng là 1.477 ca, tỉ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc là 2,2%, tăng hơn 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Ở khu vực Tây Nguyên, theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, khu vực này có trên 6.300 trường hợp mắc bệnh SXH, tăng gần 15 lần so với năm 2015.Và Gia Lai là tỉnh bệnh nhân mắc SXH cao nhất với 3.379 trường hợp tại 130/220 xã, phường, thị trấn của 17 huyện, thị xã, thành phố. Gần đây, mỗi ngày tỉnh này có từ 35-40 người nhập viện điều trị SXH.

Nguyên nhân bệnh SXH bùng phát mạnh là do thời tiết biến đổi bất thường. Miền Bắc đang vào thời điểm chuyển mùa, thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát sinh, gây bệnh. Các tỉnh Tây Nguyên thời tiết khá khắc nghiệt, mưa, nắng đan xen là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh SXH sinh sôi, nảy nở. Trong khi đó, ý thức của người dân về công tác phòng, chống SXH còn thấp và nhiều người dân còn chủ quan, chưa thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS.

Hiện nay, khoảng 75% số trường hợp tử vong do SXH là người lớn. Có những trường hợp đến bệnh viện trễ khiến gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời.

Ngành y tế khuyến cáo khi có dấu hiệu sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục, cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị bệnh, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Đối với bệnh SXH, khi hạ sốt thì càng cần phải theo dõi sát dấu hiệu chuyển nặng.

TS ( từ Cổng TTĐT Bộ Y tế, TTXVN online, Nhân dân điện tử)

 

Có thể bạn quan tâm

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

(GLO)- Đề án “Phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030” nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống y tế phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở Y tế Lý Minh Thái xung quanh vấn đề này.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.