Cô bé nhà nghèo, không cha học giỏi 9 năm liền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chín năm liền là học sinh giỏi, nhưng đến khi sắp bước lên lớp 10 thì em Phạm Thị Mừng (trú thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình) phải đứng trước ngã rẽ lớn của cuộc đời.

Hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó buộc em phải nghĩ đến việc bỏ học vào Nam làm công nhân.

 

Mừng và mẹ bên xấp giấy khen chín năm liền đều đạt học sinh giỏi. Đây là niềm vui ít ỏi của hai mẹ con.
Mừng và mẹ bên xấp giấy khen chín năm liền đều đạt học sinh giỏi. Đây là niềm vui ít ỏi của hai mẹ con.

May mắn cho em, cô giáo chủ nhiệm lớp 9 đã có mặt kịp thời. Cô không muốn một cô học trò giỏi của mình phải đứt đoạn giấc mơ đến trường nên đã hết sức thuyết phục mẹ của Mừng là bà Phan Thị Tỵ cho con tiếp tục đi học.

Nhà của mấy mẹ con Mừng nằm ở vùng bãi ngang của xã Quảng Đông, nơi chỉ cách đèo Ngang giáp ranh của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh chưa đến cây số. Mấy mẹ con Mừng ở trong ngôi nhà liêu xiêu, ẩm thấp này đã gần 15 năm qua. Trong nhà ngoài một chiếc giường cũ ra, không còn một tài sản gì khác đáng giá.  

Bà Tỵ gần như mù chữ. Từ nhỏ vì quá nghèo khó nên bà không được đi học mà phải đi làm thuê nay đây mai đó. Đến tuổi thanh niên, bà vào miền Nam giúp việc cho nhà một người quen.

Tại đây, bà và một người đàn ông miền Bắc phải lòng nhau và có Mừng. Sau đó hai người đưa nhau về Quảng Đông sinh sống. Được hơn một năm, người này bỏ đi biền biệt cho đến nay, không tin tức.

Mừng kịp có thêm một đứa em gái là Phạm Thị Hạnh. Hạnh nay cũng vừa lên lớp 8. Sự học của hai chị em từ nhỏ đến lớn phụ thuộc vào việc làm thuê của mẹ. Khi thì bà Tỵ đi vác củi, khi thì đi công nhân, lúc đi phụ việc dọn dẹp cho các quán ăn trong làng.

Thời gian gần đây, bà Tỵ phát hiện mình bị thoái hóa cột sống. Phần lo chạy chữa thuốc thang, phần không lao đông nặng được, bà nghĩ đến chuyện cho con nghỉ học khi xong lớp 9. Thi xong lớp 9, được học sinh giỏi với điểm tổng kết các môn 8,2, nhưng thay vì vui thì Mừng lại rơi nước mắt.

Đây có thể là lúc Mừng tạm biệt trường lớp. “Cháu muốn đi học lắm. Nhưng nhìn mẹ cháu một mình nuôi hai chị em đi học trong khi kiếm không ra tiền. Nhiều lúc nộp mấy chục ngàn đồng cũng phải chạy đi mượn” - Mừng kể.

Hết tháng 6, thấy các bạn trong lớp đã nộp hồ sơ đăng ký lên cấp III nhưng không thấy hồ sơ của Mừng thì cô Nguyễn Thị Thủy, chủ nhiệm lớp 9 của Mừng, mới chạy về nhà tìm Mừng. Nghe mẹ Mừng nói tính cho con nghỉ học, cô Thủy phải vận động mãi. Bởi lên cấp III mọi chi phí đều cao, có thể quá sức đối với bà Tỵ.

Nhà Mừng cách trường cấp ba đến 7-8km, ngay chi phí đi lại hằng ngày cũng đã nhiều. Đến mấy ngày sau mẹ Mừng mới đồng ý. Cô Thủy vui một thì Mừng vui gấp mười. Cô Thủy nói sẽ tìm cho Mừng một số nguồn trợ giúp cho Mừng đi học.

Quốc Nam/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa sắc màu tình nguyện

Lan tỏa sắc màu tình nguyện

(GLO)- Sau hơn 3 tháng phát động, hội thi vẽ tranh “Sắc màu tình nguyện” do Nhà Thiếu nhi và Hội đồng Đội TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Các họa sĩ “nhí” đã tái hiện sinh động hình ảnh hoạt động tình nguyện đầy ý nghĩa của lực lượng thanh thiếu nhi trong thời gian qua.
Chuối ép sấy dẻo Bà Bài: Cải tiến để vươn xa

Chuối ép sấy dẻo Bà Bài: Cải tiến để vươn xa

(GLO)- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chị Trần Thị Mỹ Hạnh (tổ 6, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục thành công thương hiệu chuối ép sấy dẻo Bà Bài của gia đình.
Thư chúc mừng 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Thư chúc mừng 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhân dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), chị Nguyễn Phạm Duy Trang-Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư gửi thư chúc mừng tới các đồng chí cán bộ phụ trách Đội các thời kỳ và các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng cả nước.
Ươm những “mầm xanh”

Ươm những “mầm xanh”

(GLO)- Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Đội TNTP Hồ Chí Minh, công tác Đội và phong trào thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày càng phát triển sâu rộng, nhiều phong trào hay, mô hình sáng tạo được nhân rộng, góp phần ươm những “mầm xanh” tương lai.
Điều dưỡng viên-những cống hiến thầm lặng

Điều dưỡng viên-những cống hiến thầm lặng

(GLO)- Mỗi một bệnh nhân khỏe mạnh ra viện không chỉ nhờ sự chăm sóc, điều trị của các bác sĩ, mà còn nhờ sự chăm sóc tận tụy của các điều dưỡng. Công việc của điều dưỡng tuy âm thầm nhưng góp phần quan trọng trong việc giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.