Chàng trai làm thay đổi cuộc sống của người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

24 tuổi được bầu làm trưởng bản, chàng trai người Khơ Mú Moong Văn Dần đã làm thay đổi cuộc sống của người dân bản Na Lợt (xã Nhôn Mai, H.Tương Dương, Nghệ An).

 Đường vào bản Na Lợt
Đường vào bản Na Lợt


Xóa bỏ hủ tục

Na Lợt nằm gần bên QL16, nhưng 5 năm về trước, đó là một trong những nơi xa xôi nhất của tỉnh Nghệ An. Muốn ra trung tâm xã, phải đi bộ 10 km, xuống huyện còn phải đi thuyền xuôi theo sông Nậm Nơn gần 1 ngày nữa. Sau 3 năm vượt rừng xuống huyện đi tìm "con chữ" hy vọng thay đổi cuộc sống, Moong Văn Dần cầm tấm bằng tốt nghiệp THPT trở về. “Mình định xét tuyển ĐH, cao đẳng nhưng phải về vì nhà nghèo quá. Nhà có 9 anh chị em nên bố mẹ không có tiền cho mình học nữa”, Dần kể.

Dần được bầu làm trưởng bản khi mới 24 tuổi. Cuộc sống ở nơi biệt lập với thế giới bên ngoài này vô cùng khó khăn. “Lúc đó mình đã có ý định phải tìm được cách để bớt nghèo, nhưng không biết làm gì vì chăn nuôi, trồng cây, hàng hóa đều rất khó đưa đi tiêu thụ do không có đường. Muốn bán con bò phải dắt bộ gần 30 cây số sang xã Tri Lễ (H.Quế Phong, Nghệ An) mới bán được”, Dần kể.

Chưa thể tìm cách làm ăn mới để thoát đói nghèo, Dần phát động cuộc “cách mạng” xóa bỏ hủ tục, bắt đầu từ ma chay, cưới hỏi. Phong tục của dân bản ở đây từ nhiều đời nay trong ma chay là có người qua đời đều phải để người chết nằm trên giường 3 - 4 ngày mới khâm liệm, chôn cất. Trong những ngày đó, gia đình có người chết phải mổ lợn, mổ bò cho dân bản ăn uống. Đám cưới cũng tổ chức kéo dài 2 - 3 ngày, ăn uống tiệc tùng, rượu chè linh đình. Hoàn công nhà mới cũng vậy, gia chủ phải mời cả bản đến ăn, uống rượu 2 - 3 ngày.

“Đó là những hủ tục gây tốn kém, nghèo càng thêm nghèo, nên mình đã họp dân, đề nghị phải thay đổi. Một số người ban đầu không đồng ý nhưng sau khi mình giải thích, họ thấy hợp lý nên đã đồng ý thay đổi và bản đã quy định thành hương ước. Hương ước quy định đám ma không để quá 2 ngày, không tổ chức ăn uống; đám cưới cũng chỉ mời khách 1 lần; nhà mới không tổ chức ăn uống linh đình nữa. Ai vi phạm đều bị phạt. Con trai con gái nếu lấy vợ, lấy chồng trước 18 tuổi, dân bản không đến dự đám cưới”, Dần kể.


 

Anh Moong Văn Dần (phải) hướng dẫn cách trồng gừng cho người dân của bản - ẢNH: K.HOAN
Anh Moong Văn Dần (phải) hướng dẫn cách trồng gừng cho người dân của bản - ẢNH: K.HOAN


Đời sống văn hóa đã thay đổi, nhưng kinh tế vẫn cực kỳ khó khăn với người dân Na Lợt. Dần nói: “Dân Khơ Mú của mình trên này không siêng như người Mông, cứ ngồi bó gối trước cửa nhà, suốt ngày rượu chè, đói nghèo cũng cứ cam chịu và mình rất muốn họ thay đổi”.

Xóa vòng vây đói nghèo

Năm 2016, con đường nối từ xã Tri Lễ (H.Quế Phong) đến xã Mỹ Lý (H.Kỳ Sơn) đi qua bản Na Lợt (nay là QL16) thông suốt, đã khai sáng cho vùng đất nơi “khỉ ho cò gáy” này. Khi thấy xe ô tô chạy qua, dân bản kéo ra xem vì với rất nhiều người ở đây, họ chưa bao giờ thấy “cục sắt biết chạy”. Đường mở, điện lưới sau đó 2 năm cũng được kéo và có sóng điện thoại.

Năm 2017, lúc đó đã chuyển sang làm Bí thư Chi bộ bản Na Lợt, Dần tính đã đến lúc phải làm cuộc “cách mạng” để làm ăn, thoát đói nghèo. Anh sang xã Tri Lễ học cách trồng cây chanh leo. Chanh leo khá dễ trồng, nhanh cho quả, có doanh nghiệp thu mua sản phẩm với giá cao nên lúc đó được coi là cây xóa nghèo. Dần trở về, rủ thêm 2 người trong bản, phát quang đồi rồi trồng 2 ha chanh leo. Năm đó, anh thu về 80 triệu đồng tiền lãi từ bán chanh. Thấy cây chanh leo rất hiệu quả, năm sau, nhiều người trong bản học theo rồi trồng. Tuy nhiên, đến năm 2019, giá chanh leo bị rớt do thị trường gặp khó, Dần lập tức chuyển sang trồng sắn cao sản và gừng. “Mô hình này mình học ở bên H.Kỳ Sơn khi sang đó thăm người bà con. Mình phải trồng nhiều loại, nếu loại này bị mất giá thì có loại cây khác kéo lên”, Dần tính toán. Ngoài trồng trọt, Dần phát triển chăn nuôi đàn bò hàng chục con.

Năm 2019, Dần trồng 1 ha sắn cao sản và hơn 1 ha gừng. Vùng đất này khá hợp với 2 loại cây này nên hiệu quả kinh tế tốt, nhất là gừng. Năm 2020, Dần hướng dẫn cho nhiều người trong bản cùng trồng sắn và gừng. Đất sản xuất của bản trước đây chỉ để trồng cây, chăn nuôi trâu bò thì giờ đã thành đất sản xuất cây hàng hóa. Vừa bán nửa tấn gừng, thu về gần 8 triệu đồng, ông Moong Văn Nguyên, cư dân bản Na Lợt, hớn hở nói với tôi, nếu biết dễ trồng và cho tiền dễ thế này thì ta đã trồng từ lâu rồi. Đầu năm 2020, sau khi được anh Dần hướng dẫn, ông Nguyên trồng thử gừng và rất hiệu quả. “Gừng dễ trồng, không phải nhọc công chăm sóc, giá lại cao”, ông Nguyên phấn khởi.

Từ ngày con đường nhựa nối thông Na Lợt với “thế giới bên ngoài”, thanh niên của bản đã ra bắc, vào nam làm thuê. Nhưng Dần nói làm thuê cả năm cũng mang về chẳng bao nhiêu tiền và anh đang vận động thanh niên ở lại bản để tự tìm cách làm ăn. Năm 2020, Dần vận động dân bản đóng góp kết hợp kinh phí nhà nước làm hơn 200 m đường bê tông chạy trong bản. Hai bên đường trông rất sạch sẽ. “Người dân không vứt rác bừa bãi nữa đâu, tự thu gom và xử lý cả rồi”, Dần khoe.

“Đó là một người năng động, biết nghĩ, biết làm, có uy tín và có trách nhiệm với dân bản”, ông Lương Văn Thành, Phó chủ tịch UBND xã Nhôn Mai, nhận xét về anh Moong Văn Dần.

 

Theo KHÁNH HOAN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.
Chung tay giúp trẻ em nghèo

Chung tay giúp trẻ em nghèo

(GLO)- Đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chiếc áo ấm hay những đồ chơi tự chế rất có ý nghĩa. Thấu hiểu điều đó, chương trình “Áo ấm cho em“ đã trao tặng những chiếc áo ấm cùng những phần quà ý nghĩa cho trẻ em ở 2 huyện Ia Pa và Chư Păh (tỉnh Gia Lai).