Cần đấu tranh loại bỏ hũ tục mê tín dị đoan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một sự kiện đang xảy ra chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của người Cơ Tu ở xã Sông Côn, huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam), đó là đập phá nhà cửa, vận chuyển đồ đạc tháo chạy trong đêm đem theo nỗi kinh hãi không có thật: Cái “chết xấu” và “ma ám”.

Ám ảnh bốn cái “chết xấu”

“Buôn Bút Tưa hiện sống trong cảnh hoang mang. Những người sống gần địa điểm các gia đình vừa đập phá nhà cửa, vận chuyển đồ đạc tháo chạy vì sợ bị “ma bắt” tâm lý của họ đang trong tình trạng bị lung lay, rất có thể họ lại sẽ đập phá nhà cửa, chuyển đi theo như những gia đình trước đó trong một hai ngày tới. Chúng tôi đang có mặt tại buôn để làm công tác tư tưởng, động viên, trấn an người dân!...”- từ buôn Bút Tưa, ông BNướch Quý-Phó Chủ tịch UBND xã Sông Côn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết vào trưa 19-2. Toàn buôn Bút Tưa hiện có 239 nhân khẩu, đã có 17 gia đình với 65 người đập phá nhà cửa chuyển đến sống vật vạ tại nhà người thân cách chỗ ở cũ khoảng 2 km. Tiếp tục có 3 gia đình với 20 người nữa chuẩn bị di dời, nâng tổng số gia đình sợ bị “ma ám” phải bỏ chạy khỏi địa điểm này lên  21 hộ với 85 người.

 

Người dân tự đập phá nhà cửa, vận chuyển đồ đạc tháo chạy trong đêm vì sợ bị “ma ám”. Ảnh: Ngô Khắc Lịch
Người dân tự đập phá nhà cửa, vận chuyển đồ đạc tháo chạy trong đêm vì sợ bị “ma ám”. Ảnh: Ngô Khắc Lịch

Trước mắt chúng tôi, không ai có thể nhận ra đây là một điểm dân cư của buôn Bút Tưa, xã Sông Côn, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam), mà người dân Cơ Tu nơi đây đã cộng sinh gắn bó đời mình suốt hàng chục năm qua. Tất cả đã bị phá hủy hoàn toàn. Người Cơ Tu ở buôn Bút Tưa đã đập phá nhà cửa, vận chuyển đồ đạc, hỗn loạn tháo chạy trong đêm để tránh cái chết vì cho rằng buôn mình đã bị “ma ám”.

Lịch sử buôn Bút Tưa do ông A Lăng Tưa tạo nên. Ông Tưa vốn là người giàu có nhất vùng, nhà có cả kho chưa lúa gạo, heo, trâu bò từng bầy chạy quanh nhà. Tấm lòng ông Tưa độ lượng, trong buôn ai khổ, ai đói ông đều ra tay giúp gạo, bắp, mì… mọi người coi ông là một tụ trưởng của buôn làng. Ông chính là linh hồn, là chỗ dựa vững chắc cho người dân Cơ Tu nơi đây. Thế nhưng, vào năm 1979, khi ấy ông A Lăng Tưa 85 tuổi bỗng treo cổ chết tại nhà. Để thương nhớ người tụ trưởng, người Cơ Tu nơi đây lấy tên ông đặt tên cho buôn, từ đó buôn có tên gọi là Bút Tưa.

 

Ảnh: Ngô Khắc Lịch
Ảnh: Ngô Khắc Lịch

Theo quan niệm của người Cơ Tu ở các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam, chết do tự tử, chết đuối, tai nạn… là cái “chết xấu”, tức là cái chết này có sự can thiệp của “con ma”, đấng siêu nhiên có sức mạnh vô hình khiến cộng đồng người Cơ Tu chỉ cần nghe tới cũng đủ khiếp đảm. Năm 2007, lại một cái “chết xấu” nữa đã xảy ra đối với buôn Bút Tưa, lần này đến lượt A Lăng Nhất treo cổ chết. Sau cái chết này, người dân nơi đây đã nghĩ tới cái “chết xấu” nhưng vẫn bình tĩnh để tiếp tục cộng sinh làm ăn. Vào tháng Chạp vừa qua, cháu của A Lăng Nhất là A Lăng Tròn (32 tuổi), treo cổ tự tử bỏ lại vợ và 5 người con. Sau cái chết này đã khiến người Cơ Tu ở buôn Bút Tưa ăn ngủ không yên bởi ám ảnh của cái “chết xấu”. Nhiều tiếng xì xào đã được loan truyền khắp các buôn gần, buôn xa là Bút Tưa đã bị “ma ám”.

Trong khi hàng chục hộ dân của buôn Bút Tưa đang sống trong nỗi hoang mang thì vào ngày mồng 4 Tết Nguyên đán vừa qua, anh A Lăng Nghĩa (30 tuổi) lại treo cổ tự tử bỏ lại vợ và hai con thơ. Lúc này, người trong buôn đều cho rằng, buôn mình đã bị con ma về phá. Họ bỏ hẳn mọi công việc ruộng nương, ở nhà sống trong nỗi khiếp hãi. Ban đêm không ai dám ra khỏi nhà vì sợ bị “con ma” bắt đi. Không ai dám ăn, dám ngủ, từ già đến trẻ tất cả đều hoang mang tột cùng.

Ông BNướch Quý-Phó Chủ tịch UBND xã Sông Côn, huyện Đồng Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, trong lúc hoang mang như thế, một số người dân quyết định đến “thầy” ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng xem bói. Người này phán rằng: Nếu không “này kia”, buôn còn bị 3 người tự tử nữa, hai trai, một gái trong vòng một tháng. Lần nữa thì nỗi khiếp đảm của người Cơ Tu ở buôn Bút Tưa lên đến đỉnh điểm. Chỉ trong vòng hai ngày (mồng 7 và 8 tháng 2), 17 gia đình với 65 nhân khẩu của buôn Bút Tưa đã đập phát tan tành nhà cửa để con ma không còn chỗ trú ẩn. Nhà nhà vận chuyển đồ đạc hoảng loạn tháo chạy trong đêm với nỗi kinh hãi chưa từng có trong lịch của người Cơ Tu ở Quảng Nam.

Tiền lệ chưa từng có trong lịch sử người Cơ Tu

Trong tư duy lạc hậu của người Cờ Tu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, không có nỗi sợ hãi nào bằng buôn bị “ma ám”, tức đồng nghĩa với những cái “chết xấu” sẽ liên tiếp xảy ra. Chính vì vậy, những gia đình hiện sống ở gần địa điểm 17 hộ đã đập phá nhà cửa, vận chuyển đồ đạc tháo chạy trong đêm suốt một thời gian dài sống trong kinh hãi đến phờ phạc cả người.

 

Vợ chồng A Lăng Leo mặt còn in rõ nỗi sợ hãi. Ảnh: Ngô Khắc Lịch
Vợ chồng A Lăng Leo mặt còn in rõ nỗi sợ hãi. Ảnh: Ngô Khắc Lịch

Tiếp chuyện chúng tôi, vợ chồng A Lăng Leo vẫn còn những nỗi bàng hoàng in rõ trên nét mặt và run run qua câu nói. Leo kể lại: “Cả nhà mất mấy ngày không ăn được, không ngủ được, không dám đi làm, ban đêm phải khóa kín hết các cửa, vợ chồng con cái nằm im thin thít. Mỗi khi nghe có tiếng động từ bên ngoài là run lên cầm cập. Đứa con nhỏ cũng biết sợ, nó không dám khóc lóc như mọi khi. Buổi tối vợ đi vệ sinh mình phải dắt đi, hai vợ chồng sợ lắm!...”.

Để trấn an nỗi sợ hãi, vợ chồng A Lăng Leo lấy cây xương rồng treo quanh nhà để chặn “con ma”. Rồi những ngày tiếp đó, Đoàn Thanh niên xã Sông Côn phải vào ngủ với gia đình A Lăng Leo thì nỗi kinh hãi từ cái không có thật này (“con ma”) mới bắt đầu hạ nhiệt. Tuy sợ nhưng Leo vẫn cho biết: “Có chết cũng sẽ chết ở đây chứ nhất quyết không chuyển đi đâu hết, mình không có đất ở đâu nữa để mà chuyển!...”.

Lý giải 4 cái “chết xấu” của người dân buôn Bút Tưa, ông BNướch Quý-Phó Chủ tịch UBND xã Sông Côn cho biết, cả bốn người này đều có tiền sử mắc các chứng bệnh về thần kinh. Do không làm chủ được hành vi của mình nên đã dẫn đến hành động trên chứ hoàn toàn không có chuyện bị “ma ám” như quan niệm lạc hậu của người dân Cơ Tu. Cũng theo ông Quý, nếu người dân không đi xem bói, không bị “thầy” phán buôn Bút Tưa sẽ còn 3 người chết trong vòng một tháng có lẽ người dân vẫn chưa đập phá nhà cửa, hoảng loạn tháo chạy trong đêm, gây ra một tiền lệ xấu chưa từng có trong lịch sử của người Cơ Tu như thế.

Mỗi dân tộc đều có quyền tự do tín ngưỡng, nhưng với người Cơ Tu ở Quảng Nam, tín ngưỡng đã đến mức thái quá cần phải có những biện pháp loại bỏ ra khỏi tư duy cộng đồng và tín ngưỡng lạc hậu của họ.

UBND huyện Đông Giang vừa có văn bản chỉ đạo, yêu cầu xã Sông Côn phải cắt cử các hội, đoàn thể bám sát nhân dân để tuyên truyền, giải thích, đồng thời giúp người dân sớm ổn định chỗ ở. Huyện cũng yêu cầu mời đối tượng đã tung tin mê tín dị đoạn lên xã để răn đe, giáo dục, tránh tình trạng tung tin không tốt gây bất ổn địa phương như hiện nay.

Ngô Khắc Lịch

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.