Bình Định dừng tổ chức Lễ hội Đô thị Nước Mặn để phòng dịch COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

UBND huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) đã có văn bản chỉ đạo dừng tổ chức Lễ hội Đô thị Nước Mặn để phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 5.3, Phòng VHTT huyện Tuy Phước cho biết, để phòng, chống dịch COVID-19, UBND huyện này đã có văn bản chỉ đạo dừng tổ chức Lễ hội Đô thị Nước Mặn, tại Di tích lịch sử Chùa Bà từ ngày 12 - 14.3 (29 tháng Giêng đến mùng 2.2 năm Tân Sửu).

Cụ thể, không tổ chức các nghi thức lễ dân gian: Lễ nghinh thần - rước sắc - rước biểu trưng ngư tiều canh mục, lễ cầu an; không tổ chức lễ khai mạc theo nghi thức nhà nước; không tổ chức các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí…

UBND huyện Tuy Phước cho phép Ban quản lý Di tích lịch sử Chùa Bà được tiến hành Lễ Tế Bà trong nội bộ vào sáng 14.3, nhưng không tiến hành nghi thức nhạc lễ, đọc sớ.

Lễ hội Đô thị Nước Mặn được tổ chức hàng năm, tại Chùa Bà (thuộc xã Phước Quang, huyện Tuy Phước). Đây là một trong những lễ hội đặc sắc về văn hóa, tín ngưỡng của người dân Bình Định tưởng nhớ về các bậc tiền nhân từng tạo nên thương cảng Nước Mặn sầm uất, có tên trong nhiều hải đồ thương cảng thế giới.


 

 UBND huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) đã có văn bản chỉ đạo dừng tổ chức Lễ hội Đô thị Nước Mặn để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: T.X
UBND huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) đã có văn bản chỉ đạo dừng tổ chức Lễ hội Đô thị Nước Mặn để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: T.X



Khoảng năm 1610, nhiều thương đoàn từ Phúc Kiến (Trung Hoa) đã vượt biển đến tận vùng đất này để giao thương với người Việt bản xứ.

Qua hoạt động mua bán nhộn nhịp, vùng thương cảng Nước Mặn dần hình thành và phát triển rực rỡ nhất vào khoảng thế kỷ XVI - XVIII bao gồm cả những khu vực huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn, TP.Quy Nhơn.

Sau thời gian phát triển, qua biến thiên lịch sử và biến đổi tự nhiên, khu hải cảng tại đây bị bồi lấp thành đầm lầy rồi trở thành khu vực nông thôn như ngày nay.

Để tưởng nhớ những bậc tiền nhân và cùng với sự tương đồng về văn hóa, tín ngưỡng, người dân ở đây đã dựng lên miếu thờ Thiên hậu Thánh mẫu (tức Chùa Bà) và miếu Quan Thánh Đế (tức Chùa Ông).

Trong đó, Chùa Bà - địa điểm chính để tổ chức Lễ hội Đô thị Nước Mặn hằng năm, được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa vào năm 2010.

Theo NGUYỄN TRI  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.