Bí ẩn mặt trời mọc trên đỉnh đền Angkor vào thời điểm ngày và đêm bằng nhau

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hiện tượng tự nhiên khi mặt trời mọc ngay đỉnh tháp trung tâm của đền Angkor Wat ở Campuchia xảy ra vào ngày 21.3.

Thông tin được Cơ quan quản lý quốc gia APSARA chia sẻ, nói thêm rằng sự kiện equinox (điểm phân/xuân phân) này có liên quan đến kiến trúc của Angkor Wat trong lịch sử.

Sự kiện đáng chú ý trên ở Angkor Wat luôn thu hút hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế đến xem và ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời đó làm kỷ niệm, theo Khmer Times.

Equinox, nguồn gốc từ chữ Latin có nghĩa là "equal night", là thời điểm ngày và đêm dài gần bằng nhau, không giống như một số tháng bình thường khi đêm dài hơn ngày hoặc ngày dài hơn đêm.

Du khách đứng ở lối vào phía tây ở thời khắc điểm phân có thể nhìn thấy mặt trời mọc trực tiếp trên tháp trung tâm Angkor. Ảnh: PP

Du khách đứng ở lối vào phía tây ở thời khắc điểm phân có thể nhìn thấy mặt trời mọc trực tiếp trên tháp trung tâm Angkor. Ảnh: PP

Điểm phân ở Angkor Wat không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là nét đặc trưng của tổ tiên người Khmer đã chuẩn bị trước kiến trúc của ngôi đền, với ý định điều chỉnh các hiện tượng tự nhiên để Angkor Wat đón nhận bình minh trên đỉnh ngôi đền Angkor Wat. Sự kiện mặt trời mọc đặc biệt này xảy ra hai lần một năm, vào tháng 3 (xuân phân) và vào tháng 9 (thu phân).

Người phát ngôn của Cơ quan quản lý quốc gia APSARA Long Kosal nói với Phnom Penh Post rằng sự kiện được tổ chức hai lần một năm này quan trọng đối với Angkor Wat, vì nó thể hiện sự quan tâm của khách du lịch đối với khả năng "tuyệt vời" của các kiến trúc sư Khmer cổ, những người đã "thu thập ý tưởng sáng tạo của họ" để xây dựng một ngôi đền tương tác chính xác với các hiện tượng tự nhiên.

"Nó cho thấy lối suy nghĩ đáng kinh ngạc của các thế hệ người Campuchia trước đây. Tổ tiên của chúng ta vô cùng sáng tạo và đó là lý do tại sao rất nhiều khách du lịch mong muốn được đến thăm ngôi đền", ông nói.

Đông đúc du khách và người dân đến ngắm mặt trời mọc trên đền Angkor vào năm 2022. Ảnh: PP

Đông đúc du khách và người dân đến ngắm mặt trời mọc trên đền Angkor vào năm 2022. Ảnh: PP

Hàng năm, vào dịp xuân phân, du khách có thể quan sát thấy quả cầu màu đỏ rực đang nhô lên phía sau trung tâm ngôi đền, thu hút những tiếng la hét vui mừng từ hàng nghìn du khách.

Im Sokrithy, nhà khảo cổ học kiêm Giám đốc Cục Bảo tồn các ngôi đền ở Công viên khảo cổ Angkor, giải thích hình ảnh ngoạn mục về mặt trời mọc ở Angkor Wat không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là một nét đặc trưng trong thiết kế ngôi đền của các kiến trúc sư và nhà toán học người Khmer thế kỷ 12, "những người đã chuẩn bị kiến trúc bố trí ngôi đền với mục đích điều chỉnh cho phù hợp với các hiện tượng tự nhiên".

Vị trí mặt trời mọc ở Angkor vào tháng 6, tháng 3 và tháng 12. Ảnh: PP

Vị trí mặt trời mọc ở Angkor vào tháng 6, tháng 3 và tháng 12. Ảnh: PP

Xuân phân là thời điểm mặt trời thẳng hàng phía trên đường xích đạo. Nhà chiêm tinh Catherine Gerdes cho biết: "Cùng với ngày thu phân, đây là thời điểm mà ngày và đêm có độ dài bằng nhau".

Ở Mexico, địa điểm di sản Chichén Itzá của người Maya có mối liên hệ đặc biệt với xuân phân. Tại đây, kim tự tháp có tên El Castillo đã được căn chỉnh sao cho một cái bóng tạo thành hình con rắn ánh sáng (Kukulcán) đi xuống các bậc thang trên những điểm phân (equinoxes), theo CNN.

Ở Anh, cấu trúc đá bí ẩn của Stonehenge là nơi tụ tập phổ biến của các điểm chí (solstices) và điểm phân trong nhiều thời đại.

Trên hòn đảo Malta thuộc Địa Trung Hải, một ngôi đền cự thạch cổ kính trong khu phức hợp Mnajdra được bố trí sao cho những tia nắng ban mai của mùa xuân và mùa thu chiếu thẳng qua lối vào chính.

Nhiều người vây quanh kim tự tháp tại địa điểm khảo cổ Chichén Itzá của người Maya ở bang Yucatan, Mexico, trong lễ kỷ niệm xuân phân năm 2023. Ảnh: CNN

Nhiều người vây quanh kim tự tháp tại địa điểm khảo cổ Chichén Itzá của người Maya ở bang Yucatan, Mexico, trong lễ kỷ niệm xuân phân năm 2023. Ảnh: CNN

Tại Nhật Bản, ngày xuân phân là ngày nghỉ lễ (thứ tư, ngày 20.3 năm nay). Nhiều người vẫn tuân thủ các truyền thống cũ như đi thăm mộ gia đình và tổ chức đoàn tụ gia đình để đánh dấu ngày xuân phân.

Nowruz là năm mới của người Ba Tư, có nghĩa là "ngày mới". Ngày đầu năm này luôn bắt đầu theo tiết xuân phân để cầu mong sự thịnh vượng và chào đón tương lai trong khi rũ bỏ quá khứ. Đó là lý do tại sao các gia đình tận dụng thời gian này để dọn dẹp nhà cửa, tủ quần áo và mua quần áo mới.

Theo VisitBeijing.com, ở Trung Quốc, cố gắng dựng đứng một quả trứng là trò chơi phổ biến trong dịp xuân phân. Phong tục này được cho là đã có từ hàng ngàn năm trước và người ta tin nếu mọi người có thể đặt một quả trứng đứng lên thì họ sẽ gặp may mắn.

Năm 2024, xuân phân rơi vào 19.3 hoặc 20.3 phụ thuộc vào vị trí của bạn. Ở Việt Nam, xuân phân diễn ra vào 10 giờ 1 phút sáng 20.3.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội, thời điểm xuân phân, mặt trời sẽ chiếu thẳng vào xích đạo khiến thời gian ngày và đêm gần như bằng nhau trên khắp thế giới. Đây cũng là ngày đầu tiên của mùa xuân ở Bắc bán cầu và ngày đầu tiên của mùa thu ở Nam bán cầu.

Có thể bạn quan tâm

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Singapore mở đường bay thẳng tới Phú Quốc

Sau một loạt đường bay mới từ Hàn Quốc và các nước Trung Á, Đông Âu, đảo Ngọc Phú Quốc tiếp tục khẳng định sức hút mới của mình khi đón đường bay thẳng từ Singapore, trở thành điểm đến cuối tuần mới của nhiều du khách quốc tế.

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.