Báo Gia Lai góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) và Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Ban Biên tập Báo Gia Lai đã quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên, phóng viên, biên tập viên-người lao động trong cơ quan và coi đây là một trong những tiêu chí bình xét thi đua hàng năm.

Trên cơ sở đó, Báo Gia Lai đã chú trọng tuyên truyền về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn. Trước khi không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa dân gian phi vật thể truyền khẩu của nhân loại, tổ chức tuyên truyền rất đậm và xuyên suốt về cồng chiêng, quảng bá văn hóa cồng chiêng cho khách du lịch trong và ngoài nước, gắn văn hóa với du lịch, góp phần quan trọng trong việc củng cố hồ sơ về cồng chiêng Tây Nguyên để trình UNESCO công nhận. Mỗi khi có các sự kiện văn hóa quan trọng của quốc gia và tỉnh, huyện diễn ra trên địa bàn tỉnh, Báo Gia Lai đều xuất bản các trang chuyên đề, bản tin nhanh, đặc san, báo ảnh đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin và phát hành tận tay độc giả tham dự các sự kiện này.

Độc giả đón đọc Báo Xuân. Ảnh: Trần Dung
Độc giả đón đọc Báo Xuân. Ảnh: Trần Dung

Luôn xác định lấy buôn, làng làm tâm điểm, đi sâu vào các nghệ nhân, già làng để khơi dậy nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa đang bị mai một; tôn vinh các gia đình gìn giữ được các bộ chiêng quý; các nghệ  nhân truyền bá cồng chiêng cho thế hệ trẻ; các nghệ nhân chỉnh chiêng; các nghệ nhân kể khan; các nghệ nhân tạc tượng nhà mồ; các nghệ nhân chế tác nhạc cụ truyền thống; các làng nghề thổ cẩm; các lễ hội cồng chiêng, bỏ mả, mừng lúa mới; đấu tranh với nạn chảy máu cồng chiêng, bảo vệ các di sản vật thể và phi vật thể.

Đối với loại hình văn hóa lịch sử như di tích lịch sử văn hóa Tây Sơn Thượng đạo, quảng bá việc phục hồi lễ hội Tây Sơn vào mùng Bốn Tết cổ truyền của dân tộc hàng năm tại thị xã An Khê và kêu gọi việc tôn tạo, bảo tồn hơn chục di tích cấp quốc gia ở vùng này. Về văn hóa lịch sử cách mạng, Báo Gia Lai đã viết sâu về vùng căn cứ cách mạng như: Di tích lịch sử văn hóa Nhà lao Pleiku, di tích lịch sử văn hóa làng kháng chiến Stơr, chiến thắng Đak Pơ, chiến thắng Plei Me, Căn cứ địa cách mạng ở Krong (huyện Kbang), Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum…

Thường xuyên đăng tải những tin, bài đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái đẹp và cái xấu, phê phán các cá nhân buôn bán tàng trữ băng đĩa lậu, băng đĩa khiêu dâm, băng đĩa tuyên truyền phản động, mê tín dị đoan… làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Bên cạnh đó, kiên quyết đấu tranh chống các khuynh hướng lợi dụng văn hóa để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc như bọn phản động lừa phỉnh đồng bào dân tộc thiểu số theo “Tin lành Đê-ga”, bỏ rượu cần, bỏ cồng chiêng, cũng như xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư tiêu cực, lạc hậu của những thói quen, phong tục, hủ tục đang cản trở sự phát triển như: Thầy mo, ma lai, tục chôn chung, tảo hôn, mẹ chết chôn con theo mẹ... Tập trung tuyên truyền thường xuyên phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” qua kết quả bình xét danh hiệu: “Gia đình văn hóa”, “Công sở văn hóa”; biểu dương hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống, thư  viện, phòng đọc, điểm bưu điện-văn hóa xã, khu vui chơi giải trí. Giới thiệu về các thắng cảnh trong tỉnh nhằm quảng bá cho hoạt động du lịch.

Để có được kết quả đáng khích lệ trên phải kể đến công lao của những người cầm bút ở Báo Gia Lai. Nhiều cộng tác viên cũng đem hết nhiệt huyết của mình để nghiên cứu và viết hàng trăm bài báo về văn hóa trên đất Gia Lai như: Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ, tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, nhà thơ Văn Công Hùng, nhà báo Nguyễn Ngọc Tấn…

Văn Thư

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, chúc mừng Báo Gia Lai

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, chúc mừng Báo Gia Lai

(GLO)- Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chiều 20-6, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến thăm, chúc mừng Báo Gia Lai. Cùng đi có đồng chí Ayun H'Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.
Báo Gia Lai gặp mặt bạn đọc và cộng tác viên khu vực phía Đông năm 2017

Báo Gia Lai gặp mặt bạn đọc và cộng tác viên khu vực phía Đông năm 2017

(GLO)- Chiều 14-6, tại thị xã An Khê, Báo Gia Lai đã tổ chức gặp mặt bạn đọc và cộng tác viên khu vực phía Đông nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2017). Ông Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai và bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã An Khê đồng chủ trì buổi gặp mặt.
Tác nghiệp ở vùng sâu

Tác nghiệp ở vùng sâu

(GLO)- Để mang đến cho độc giả những bài viết chân thực, đậm hơi thở cuộc sống, chuyện đi sâu đi sát cơ sở là điều không thể thiếu đối với người làm báo. Riêng tôi, những chuyến công tác về làng hay đến vùng xa bao giờ cũng đầy ắp sự háo hức và thú vị.
Dấu ấn của tuổi trẻ Báo Gia Lai

Dấu ấn của tuổi trẻ Báo Gia Lai

(GLO)- Với đặc thù là cơ quan báo Đảng địa phương, không chỉ nêu cao tinh thần, đạo đức của người làm báo, vai trò của tuổi trẻ Báo Gia Lai còn được thể hiện trong nhiều phong trào, phần việc thanh niên.
Những người sáng lập Báo Gia Lai

Những người sáng lập Báo Gia Lai

(GLO)- Báo Gia Lai đã tròn 70 năm thành lập (16/3/1947- 16/3/2017). Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi mới có những cứ liệu lịch sử tin cậy để có thể khẳng định Báo Gia Lai (tiền thân là tờ báo Sáng, thành lập ngày 16-3-1947) là do 2 ông Phan Thêm-Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên (1945-1948) và Phan Bá-Tỉnh ủy viên (đến tháng 7-1948 thay Phan Thêm làm Bí thư Tỉnh ủy) Tỉnh ủy Gia Lai đồng sáng lập.
Kỷ niệm không thể nào quên

Kỷ niệm không thể nào quên

(GLO)- Trong cuộc đời của mình, tôi đã có rất nhiều năm gắn bó với nghề phóng viên ảnh nhưng có lẽ những ngày làm báo ở chiến khu Gia Lai trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước sẽ mãi là những kỷ niệm không bao giờ mờ phai trong tâm khảm của mình...
Nơi ấy, chúng tôi về…

Nơi ấy, chúng tôi về…

(GLO)- Trở về với nguồn cội bao giờ cũng là những chuyến đi đong đầy xúc cảm. Và với những phóng viên trẻ như chúng tôi, điều ấy dường như càng nhân lên gấp bội khi được cùng nhau đến nơi đã
Từ cộng tác viên trở thành... Tổng Biên tập

Từ cộng tác viên trở thành... Tổng Biên tập

(GLO)- Ấy là mỗi khi vui vui anh em trong cơ quan cũng như bạn bè thân thiết bên ngoài hay nói về tôi như thế. Thì sao cũng được, tôi nghĩ lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao là thước đo cho khả năng của mình ở một môi trường vừa mới, vừa lạ là chính.
Chi đoàn Báo Gia Lai tổ chức Hành trình "Về nguồn"

Chi đoàn Báo Gia Lai tổ chức Hành trình "Về nguồn"

(GLO)- Trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Báo Gia Lai (16-3-1947/16-3-2017), ngày 17-2, Chi đoàn Báo Gia Lai đã tổ chức chuyến hành trình “Về nguồn“ tại khối Thuận Nghĩa-thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Đây là nơi xuất bản số báo đầu tiên của tờ báo “Sáng“-tiền thân của Báo Gia Lai ngày nay.
Báo Gia Lai và bảo hiểm Prudential tặng quà cho người nghèo xã Ia Púch

Báo Gia Lai và bảo hiểm Prudential tặng quà cho người nghèo xã Ia Púch

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, sáng 20-1, Báo Gia Lai phối hợp với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo ở xã Ia Púch (huyện Chư Prông). Tại đây, lãnh đạo 2 đơn vị đã trao 80 suất quà (tổng trị giá 25 triệu đồng) cho 80 hộ nghèo, giúp bà con có thêm điều kiện để vui Xuân, đón Tết.
Tọa đàm kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống Báo Gia Lai

Tọa đàm kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống Báo Gia Lai

(GLO)- Sáng 16-3, tại Khách sạn Tre Xanh Plaza (TP. Pleiku), Báo Gia Lai tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống (16-3-1947_16-3-2016) và gặp mặt cộng tác viên năm 2016. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, cùng cán bộ, viên chức Báo Gia Lai qua các thời kỳ và hơn 60 cộng tác viên trong và ngoài tỉnh.
Bạn đọc với Báo Gia Lai

Bạn đọc với Báo Gia Lai

(GLO)- Những bạn đọc, cộng tác viên mà chúng tôi có dịp gặp gỡ, chuyện trò đều có chung một lời nhận xét về Báo Gia Lai, đó là: Thời gian qua, Báo đã có sự phát triển vượt trội, phong phú về nội dung, đẹp về hình thức, bám sát thời sự, sự kiện.
Báo Gia Lai: Mở rộng biên độ thông tin

Báo Gia Lai: Mở rộng biên độ thông tin

(GLO)- Một số người quan niệm, làm báo địa phương là chỉ làm thông tin trong phạm vi của địa bàn và các lĩnh vực thuộc khu vực hành chính của tỉnh, thành đã được phân định, không “giậm chân“ thông tin ở địa phương khác. Điều đó cũng đã rõ trong tôn chỉ-mục đích ngay từ đầu của mỗi tờ báo. Tuy nhiên, để tờ báo thu hút được bạn đọc không chỉ có thông tin, bài viết xoay quanh lãnh địa của mình mà cần có các chuyên mục để đưa tin, phản ánh các vấn đề liên quan ở khu vực, trong nước và nước ngoài.