Băng rừng, lội suối khám phá bãi biển hẻo lánh nhất Đà Nẵng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ghềnh Bàng nằm ở một nơi hẻo lánh trên bán đảo Sơn Trà, TP.Đà Nẵng, gần đây thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến khám phá.
Không gian Ghềnh Bàng thơ mộng. Các vách đá dựng đứng với màu sắc lạ mắt, cùng nước biển xanh ngắt tạo nên khung cảnh không lẫn vào đâu được. Ảnh: Hữu Tú

Không gian Ghềnh Bàng thơ mộng. Các vách đá dựng đứng với màu sắc lạ mắt, cùng nước biển xanh ngắt tạo nên khung cảnh không lẫn vào đâu được. Ảnh: Hữu Tú

Ghềnh Bàng cách trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 20 km về hướng đông bắc. Tại gác chắn ở cuối đường Hoàng Sa, du khách sẽ nhìn thấy bãi giữ xe Ghềnh Bàng.

Ghềnh Bàng còn hoang sơ. Ảnh: Hữu Tú

Ghềnh Bàng còn hoang sơ. Ảnh: Hữu Tú

Đoạn đường đi bộ xuống bãi Ghềnh khoảng 1 km, có độ dốc lớn, kèm theo đó là các tảng đá nhấp nhô gây nhiều khó khăn khi du khách di chuyển. Khách cần trang bị cho mình đôi giày có độ bám tốt để tránh nguy hiểm khi đi qua đoạn đường này.

Ở cuối đoạn đường xuống Ghềnh Bàng có nhiều đá lớn kéo dài khoảng 100m. Ảnh: Hữu Tú

Ở cuối đoạn đường xuống Ghềnh Bàng có nhiều đá lớn kéo dài khoảng 100m. Ảnh: Hữu Tú

Sau khi trải qua một đoạn đường đầy gian nan, phần quà mà du khách nhận được là không gian cực kỳ thú vị. Bờ biển kéo dài với bãi cát trắng, nhiều bãi đá lớn nhỏ nhô ra hướng biển, trở thành nơi check-in độc đáo của du khách.

Các bạn trẻ tranh thủ chọn cho mình vị trí đẹp nhất trên bãi Ghềnh để có những tấm ảnh ưng ý. Ảnh: Hữu Tú

Các bạn trẻ tranh thủ chọn cho mình vị trí đẹp nhất trên bãi Ghềnh để có những tấm ảnh ưng ý. Ảnh: Hữu Tú

Thời điểm thích hợp để du khách đến tham quan vào khoảng 16 giờ chiều mỗi ngày. Vì đây là lúc không còn nắng gắt và ánh sáng vẫn đủ tốt để du khách có thể chụp những bức hình kỷ niệm.

Khung cảnh ngư dân đánh bắt cá ở Ghềnh Bàng bình yên trong một buổi chiều. Ảnh: Hữu Tú

Khung cảnh ngư dân đánh bắt cá ở Ghềnh Bàng bình yên trong một buổi chiều. Ảnh: Hữu Tú

Lánh xa tấp nập của phố thị, giới trẻ tìm đến Ghềnh Bàng để dựng trại và tận hưởng không gian nên thơ, lưng tựa núi, mặt hướng về phía đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Vào những ngày cuối tuần, lều trại được dựng lên, mùi khói tỏa ra từ các bếp lửa khiến Ghềnh Bàng trở nên sôi động.

Chuyến dã ngoại cuối tuần của các bạn trẻ. Ảnh: Hữu Tú

Chuyến dã ngoại cuối tuần của các bạn trẻ. Ảnh: Hữu Tú

Du khách nước ngoài dạo chơi bên bờ biển ở bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Hữu Tú

Du khách nước ngoài dạo chơi bên bờ biển ở bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Hữu Tú

Tại đây, du khách không chỉ ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên mà còn được tận hưởng bầu không khí trong lành. Ven biển là những cây xanh có tán lá rộng, tạo bóng mát cho du khách nghỉ chân.

Ghềnh Bàng là địa điểm có vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và chưa được các công ty du lịch khai thác. Ảnh: Hữu Tú

Ghềnh Bàng là địa điểm có vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và chưa được các công ty du lịch khai thác. Ảnh: Hữu Tú

Mùa này là thời điểm thích hợp để du khách khám phá Ghềnh Bàng. Ảnh: Hữu Tú

Mùa này là thời điểm thích hợp để du khách khám phá Ghềnh Bàng. Ảnh: Hữu Tú

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.