Vướng mắc trong xử lý nợ thuế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tính đến cuối tháng 4-2017, nợ thuế do ngành Thuế tỉnh quản lý là 889,7 tỷ đồng, tăng 2% so với cuối năm 2016. Trong đó, nợ khó thu là 529,3 tỷ đồng, tăng 3,6%; nợ chờ xử lý là 34,1 tỷ đồng, tăng 6,6%; nợ đến 90 ngày và nợ trên 90 ngày là 326,3 tỷ đồng, tăng 3,7%.

Dựa trên việc phân tích, đánh giá của Cục Thuế tỉnh cho thấy, nền kinh tế vẫn còn khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo đó, khách hàng nợ doanh nghiệp, không thanh toán tiền hàng kịp thời, thời tiết hạn hán gây thiệt hại nặng nề, ngân sách nhà nước chưa thanh toán vốn xây dựng cơ bản, hoạt động kinh doanh thua lỗ. Giai đoạn 2015-2017, trên địa bàn tỉnh phát sinh nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; nhiều đơn vị phản ánh các mỏ có chất lượng kém, chi phí vận chuyển cao, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản lớn dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả.

 

Cán bộ Cục Thuế tỉnh kiểm tra giao dịch nộp thuế điện tử.                Ảnh: Đ.T
Cán bộ Cục Thuế tỉnh kiểm tra giao dịch nộp thuế điện tử. Ảnh: Đ.T

Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh ngày càng tăng. Ngành Thuế tỉnh gặp không ít trở ngại khi các trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn không còn giá trị sử dụng đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp này khá nhiều, vì vậy số tiền nợ thuế ngày càng tăng thêm và càng gây áp lực cho cơ quan Thuế. Bên cạnh đó, công tác cưỡng chế nợ thuế gặp nhiều khó khăn vì hầu hết doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày là các đơn vị thực sự khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán, tài khoản ngân hàng không có số dư, tài sản đã thế chấp ngân hàng để vay vốn kinh doanh, không có công nợ phải thu với các khách hàng. Khi triển khai cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên lại gặp trở ngại về thủ tục, về công tác phối hợp.
 

Ông Nguyễn Xuân-Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum: Qua thực tiễn xử lý nợ đọng trên địa bàn, Cục kiến nghị Trung ương xem xét đối với các khoản nợ thuế quá 10 năm của các doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh, chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích, đồng thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định song kết quả là không thu hồi được. Vì lý do khách quan, Hải quan không thể áp dụng hết các biện pháp nên đề nghị Trung ương xem xét từng trường hợp cụ thể và cho xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp theo quy định.

Không riêng gì ngành Thuế, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum hiện vẫn còn tồn đọng 4 doanh nghiệp nợ thuế chuyên thu quá hạn tại địa bàn Gia Lai với số nợ là 281,4 triệu đồng, tất cả là nợ không có khả năng thu. Theo phân tích, đây chủ yếu là các khoản nợ khó thu phát sinh từ trước ngày 1-7-2013 của các doanh nghiệp đã phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh và nợ thuế phát sinh từ việc ấn định thuế của những tờ khai tạm nhập-tái xuất quá hạn không thanh toán. Phía Hải quan đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ thuế như: đối với các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh thì tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng truy tìm chủ doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế. Đối với các khoản nợ đọng thuế phát sinh từ việc ấn định thuế của những tờ khai tạm nhập-tái xuất quá hạn không thanh khoản, đơn vị đã rà soát kiểm tra hồ sơ, thực hiện thanh khoản, giảm nợ thuế.

Hiện nay, Cục Thuế tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện công tác thu hồi nợ đọng thuế. Đồng thời, triển khai các biện pháp quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế để thực hiện chỉ tiêu thu nợ thuế. Căn cứ vào số nợ thuế để đôn đốc thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước kịp thời. Song song với đó là triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình quản lý thu nợ và các biện pháp cưỡng chế; hoàn thuế kiêm bù trừ. Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị (có nợ tiền thuê đất thuộc đối tượng được miễn giảm) lập hồ sơ để giải quyết miễn giảm theo quy định; đẩy mạnh việc thực hiện công khai thông tin người nộp thuế chây ỳ trên phương tiện truyền thông. Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cơ quan Thuế quyết liệt áp dụng các biện pháp thu tiền nợ theo số phát sinh. Trường hợp người nộp thuế trả lại mỏ, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh ra quyết định thu hồi mỏ để điều chỉnh giảm nợ.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.