Gia Lai: Khởi nghiệp từ son môi handmade

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở hữu thương hiệu son môi handmade (làm bằng tay) ở tuổi 23, Vinh Nữ Diệu Mơ-cô sinh viên năm cuối Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã khiến nhiều người phải nể phục. Vinh Nữ Diệu Mơ đã làm thế nào để thành công là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang thắc mắc.
 

  Diệu Mơ đang giới thiệu sản phẩm son môi Di Mô của mình. Ảnh: P.D
Diệu Mơ đang giới thiệu sản phẩm son môi Di Mô của mình. Ảnh: P.D

Nói đến khởi nghiệp, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay việc phải có nguồn vốn kha khá trong tay. Nhưng Vinh Nữ Diệu Mơ-cô sinh viên năm cuối chuyên ngành kỹ thuật môi trường đã tự tin khởi nghiệp chỉ với 3 triệu đồng từ khi đang là sinh viên năm thứ 3.

Ý tưởng về son môi Di Mô được bắt nguồn từ đâu? Trả lời cho câu hỏi ấy, cô sinh viên của mảnh đất Ia Bang (huyện Chư Prông) chia sẻ rằng, do da của mình rất nhạy cảm, vào những ngày tiết trời se se lạnh, môi thường hay bị khô và nứt nẻ. Vì vậy, Diệu Mơ luôn ấp ủ dự định sẽ tự tay làm ra một sản phẩm son dưỡng môi hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Sau một vài khóa học ngắn hạn về cách làm son môi từ thiên nhiên, Diệu Mơ đã thực hiện hẳn một đề án về xây dựng và phát triển sản phẩm son môi Di Mô. Bước vào năm thứ 3 đại học, Diệu Mơ triển khai thực hiện đề án và nguyên liệu đầu tiên mà cô hướng đến là gấc!

Nói thì rất dễ, song khi bắt tay vào chế biến, tìm công thức, Diệu Mơ đã liên tiếp gặp thất bại. Khi thì son chưa đủ độ bám, khi thì màu son chưa đạt… Phải 4 tháng nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ hàng trăm mẻ son thất bại, Diệu Mơ mới cho “ra lò” một thỏi son hoàn chỉnh. Theo chia sẻ của Mơ, động lực để cô vượt qua những khó khăn, thất bại chính là đam mê và quyết tâm “chinh phục” bản thân. Thỏi son gấc đầu tiên được người thân, bạn bè đón nhận đã khích lệ, động viên tinh thần để Diệu Mơ làm ra những sản phẩm tiếp theo và đem giới thiệu rộng rãi hơn đến với các nữ sinh trong trường đại học, đồng thời tham gia các gian hàng chợ phiên, các chương trình khởi nghiệp. Chia sẻ về dòng sản phẩm son môi Di Mô, Diệu Mơ tự hào: “Son gấc Di Mô là dòng son không chì, không chất bảo quản và có tác dụng rất tốt trong việc dưỡng mềm, giúp các bạn nữ tự tin với đôi môi mịn mềm. Đặc biệt, son môi Di Mô được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn”.

Không dừng lại ở son gấc, Diệu Mơ mạnh dạn thử nghiệm thêm nhiều nguyên liệu thiên nhiên khác, như: bơ hạt mỡ, sáp ong, dầu dừa, sáp thực vật… Do vậy, son môi Di Mô cũng ngày càng phong phú hơn về mùi thơm, màu sắc, đáp ứng nhu cầu thị trường. “Chuyên ngành kỹ thuật môi trường dường như không liên quan đến niềm đam mê em đang theo đuổi?”-tôi hỏi. Diệu Mơ khẳng định: Việc chế biến son không giống như người họa sĩ, có thể tha hồ sáng tạo mà nó cần phải tuân theo những công thức, kỹ thuật nghiêm ngặt. Do đó, các môn học về phân tích đặc tính hợp chất, phân tích dự án kinh tế dành cho kỹ sư… đã giúp Mơ rất nhiều trong quá trình sản xuất, phân phối son môi Di Mô ra thị trường.

 

Một số kinh nghiệm khởi nghiệp của Vinh Nữ Diệu Mơ:

  • Quyết tâm khởi nghiệp chỉ với nguồn vốn nhỏ.
  • Căn cứ vào nhu cầu thị trường, biết tạo ra sự khác biệt.
  • Xác định đối tượng, khu vực cụ thể cho sản phẩm son môi Di Mô.
  • Chọn nguyên liệu từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
  • Nắm bắt cơ hội để khởi nghiệp, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư.

Năm 2015 được xem là dấu mốc quan trọng trong quá trình hiện thức hóa ước mơ của cô chủ dòng son môi handmade Di Mô: Tự tin mang sản phẩm son môi Di Mô cùng dự án kinh doanh tham gia Giải thưởng tài năng Lương Văn Can (do Báo Doanh nhân Sài Gòn tổ chức). Đây là sân chơi để các bạn sinh viên khởi nghiệp kinh doanh và tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Dự án của Diệu Mơ đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ, trở thành một trong 13 dự án đạt giải. Với cô sinh viên Đại học Bách khoa, Giải thưởng tài năng Lương Văn Can là cơ hội để cô gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nhân thành đạt. Đồng thời, tại đây, cô chủ trẻ Di Mô đã nhận được rất nhiều lời khuyên, góp ý chân thành cho những thiếu sót để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cho sản phẩm trong tương lai. Bên cạnh đó. Mơ cho biết mình cũng nhận được sự hỗ trợ đầu tư để tiến hành dự án sau khi hoàn thành chương trình đại học.

Sau hơn một năm ra mắt, hiện son môi Di Mô đã có khách hàng đông đảo tại 10 tỉnh, thành phố trong cả nước. “Đối tượng mà son môi Di Mô hướng tới là nhân viên nữ văn phòng và những vùng có khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông”-Diệu Mơ bộc bạch. Với Diệu Mơ, son mô Di Mô vừa là “đứa con tinh thần” vừa là dự án khởi nghiệp để trải nghiệm tuổi trẻ. “Bởi, em muốn sau này nhìn lại, mình có thể tự hào vì đã sống hết mình cho tuổi trẻ, cho khát vọng và đam mê”-Mơ chia sẻ.

Thời gian này, Diệu Mơ vừa kinh doanh vừa tập trung để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, do vậy, doanh thu hàng tháng vẫn chỉ dừng ở mức khiêm tốn, khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đây cũng là con số khiến nhiều bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên ngưỡng mộ, bởi phần đông các bạn vẫn đang phụ thuộc vào gia đình, chưa tự kiếm nguồn thu nhập chính đáng cho bản thân. Diệu Mơ dự định, sau khi nhận xong bằng tốt nghiệp đại học sẽ trở về Gia Lai và tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường cho thương hiệu son môi Di Mô.

 Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.