Đẩy mạnh đầu tư tín dụng vào thị trường nông nghiệp-nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho thị trường nông nghiệp-nông thôn là mục tiêu lâu dài mà Phòng Giao dịch Chư Sê-Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Nam Gia Lai (BIDV Nam Gia Lai) đang hướng đến. Đây cũng là khu vực có sức hấp thu vốn mạnh nhất, tốt nhất khi tỷ trọng và giá trị sản xuất kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tăng trưởng ổn định...  

Những năm qua, huyện Chư Sê đã rất thành công khi xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày có giá trị xuất khẩu, mang lại lợi nhuận kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cao su. Chính điều này đã góp phần mang lại vai trò, vị thế trung tâm vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho địa phương. Một trong số đó là Phòng Giao dịch Chư Sê-BIDV Nam Gia Lai-đối tác tin cậy của doanh nghiệp và nông dân.

 

Khách hàng đến giao dịch tại BIDV Nam Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Khách hàng đến giao dịch tại BIDV Nam Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy

Với tôn chỉ hoạt động “Chia sẻ cơ hội-Hợp tác thành công”, Phòng Giao dịch Chư Sê luôn bám sát kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường để hoạt động tín dụng đi đúng mục tiêu đề ra. Thông qua việc đẩy mạnh tín dụng cho thị trường nông nghiệp-nông thôn, Phòng Giao dịch đã trở thành đối tác quan trọng cung ứng vốn kịp thời cho các hộ gia đình, cá nhân cũng như doanh nghiệp để đầu tư phát triển kinh tế trang trại, chăm sóc vườn cây, kinh doanh nông sản... phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
 

Tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm trên địa bàn huyện Chư Sê ước đạt 4.235 tỷ đồng, bằng 107,5% so với cùng kỳ năm 2015; tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,5%, đạt 98,7% so với kế hoạch. Cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng với tỷ trọng nông nghiệp chiếm 38,3%, công nghiệp-xây dựng chiếm 31,8% và dịch vụ-thương mại chiếm 29,9%... 

Hiện nay, hơn 70% dư nợ tín dụng của Phòng Giao dịch là dành cho thị trường này với độ “phủ sóng” rộng khắp từ các xã: Bờ Ngoong, Ia Hlốp, Ia Blang sang cả địa bàn huyện Chư Pưh, khu vực giàu tiềm lực về sản xuất nông sản cà phê, hồ tiêu, nền khách hàng hộ gia đình, cá thể kinh doanh ổn định, lượng vốn hấp thu rất tốt, đảm bảo khả năng trả lãi. Tính đến hết quý II-2016, huy động vốn trên địa bàn của Phòng Giao dịch đạt 410 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 650 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%/tổng dư nợ. Kết quả này cho thấy, hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai nói chung, Phòng Giao dịch Chư Sê nói riêng đã đi đúng định hướng, đúng trọng tâm khi dịch chuyển đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn, góp phần giữ vững thị phần kinh doanh lớn nhất cũng như vai trò là đối tác quan trọng trên địa bàn.

Trong thời điểm hiện nay, khi huyện Chư Sê vừa trải qua đợt thiên tai hạn hán khốc liệt thì khó khăn, thách thức ở mảng tài chính ngân hàng cũng đã bắt đầu lộ diện. Tuy nhiên, nhờ kiểm soát tốt chất lượng tín dụng cộng với đa phần khách hàng có tiềm lực tài chính nên hoạt động của Phòng Giao dịch vẫn duy trì ổn định. Để phát huy nền khách hàng sẵn có, Phòng Giao dịch đang tập trung đầu tư vốn cho mảng kinh tế trang trại quy mô lớn.

Trao đổi về điều này, ông Nguyễn Tiến Phú-Giám đốc Phòng Giao dịch Chư Sê cho biết: “Kinh tế trang trại theo mô hình chuyên canh nông sản xanh, sạch, bền vững, hiện đại đang thu hút nhiều hộ gia đình tham gia. Phòng Giao dịch sẽ đẩy mạnh đầu tư cho khách hàng ở mảng này, tùy theo dự án kinh doanh mà có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu vốn. Điều này hoàn toàn khả thi vì đa phần khách hàng của chúng tôi có sẵn kinh nghiệm đầu tư, cơ sở vật chất sản xuất ổn định. Với nhiều gói sản phẩm tín dụng lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh như hiện nay, Phòng Giao dịch sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng”.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.