Đại hạn dưới chân… đại thủy nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sống ngay dưới chân công trình đại thủy nông Ayun Hạ nhưng những ngày qua, người dân ở xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) phải vất vả tìm nguồn nước để cứu các loại cây trồng trong cơn đại hạn.

Đi trên… đáy hồ

Hạn hán đang hoành hành trên địa bàn toàn tỉnh gây ra những thiệt hại rất nặng nề. Ngay tại khu vực quanh lòng hồ Ayun Hạ (công trình hồ thủy lợi lớn nhất khu vực Tây Nguyên với dung tích 253 triệu m3), người dân cũng đang “ngồi trên đống lửa” khi mực nước đang rút nhanh từng ngày. Những ngày này, trời Chư A Thai nắng nóng như đổ lửa khiến cây cối rũ xuống.

 

Máy bơm của Nông trường Cao su Pờ Tó dẫn nước gần 10 km về cứu cây trồng.    Ảnh: V.N
Máy bơm của Nông trường Cao su Pờ Tó dẫn nước gần 10 km về cứu cây trồng. Ảnh: V.N

Nắng hạn kéo dài còn làm nước ở hồ Ayun Hạ rút xuống nhanh chóng. Đáy hồ sau một thời gian ngắn trơ ra đã đanh lại, khô cứng, mọi phương tiện đều có thể qua lại một cách dễ dàng. Một số người dân đã bắt đầu dùng công nông đi mót gỗ nằm ngổn ngang ở đáy hồ về làm củi. Những chiếc thuyền đánh cá cùng la liệt những mảnh lưới bị bỏ lại giữa mênh mông nền đất.

Nhìn khoảng đất sau lưng mình ngày càng xuất hiện nhiều vết nứt, anh Văn Viết Vũ (một người đánh cá) ngao ngán: “Mới tháng trước còn ngập mấy mét nước mà giờ nước đi đâu nhanh quá. Những người đánh cá như chúng tôi cũng phải chuyển nhà, chất nhà lên thuyền rồi men theo mấy con rạch đi hàng cây số mới có chỗ “định cư”. Nước ở đâu thì mình ở đó mà. Nếu cứ theo đà nước rút thế này, chắc mấy bữa nữa lại phải chuyển nhà đi thôi”.

Anh Vũ cũng cho biết, tại khu vực này có khoảng 7-8 gia đình từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước đến để làm nghề đánh cá và nuôi cá lồng. Nước cạn, những lồng cá bống tượng nuôi tại lòng hồ cũng bị đặt trong tình trạng… báo động đỏ. “Mấy hôm rồi, nhà nào cũng lo di chuyển lồng cá đến chỗ nước sâu. Nhưng trong lúc chuyển, có lồng bị cây đâm thủng khiến cá thoát hết ra ngoài, lồng nào cá không thoát thì cũng bị chết đến mấy phần vì nguồn nước không đảm bảo”-anh Vũ buồn bã nói.

Khốn đốn vì hạn

Nắng hạn lên đến đỉnh điểm khiến cây trồng quanh vùng đứng trước nguy cơ chết yểu buộc người dân phải “vét” từng giọt nước tại lòng hồ để cứu cây. Vài ngày trở lại đây, Nông trường Cao su Pờ Tó của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại địa bàn xã Pờ Tó, huyện Ia Pa cũng phải “cầu cứu” nguồn nước của lòng hồ Ayun Hạ tại xã Chư A Thai. Nông trường này đang phải huy động máy xúc đào kênh dẫn men theo các rạch nước với chiều sâu hơn 3 mét, rộng chừng 2 mét, dài hàng km để dẫn nước đến một hố chứa. Tại hố chứa, Nông trường dùng một máy bơm công suất lớn bơm nước theo đường ống dài gần 10 km về xã Pờ Tó. Theo các công nhân, nước được dẫn về để cứu diện tích thanh long, chanh dây, cỏ… mới được gieo trồng tại Nông trường đang có nguy cơ chết héo.

 


Ông Bùi Trọng Thành-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện cho biết: “Tính đến ngày 21-3, xã Chư A Thai có 67,3 ha mía và 41,8 ha mì bị hạn. Vì hạn hán diễn ra hết sức phức tạp nên chúng tôi vẫn đang tiếp tục thống kê về diện tích cây trồng bị ảnh hưởng để có báo cáo đợt 2. Chúng tôi đã chỉ đạo UBND xã sớm có các biện pháp hỗ trợ bà con nông dân, đặc biệt là làm việc với Nhà máy Đường Ayun Pa nhằm tận dụng nguồn nước tưới tại các giếng khoan để cứu các cây trồng bị hạn”.
 

Các diện tích cây trồng như mía, xoài… của các hộ dân tại các thôn Kinh Pêng, Chư Vâu và Plei Pong (xã Chư A Thai) cũng đang đối mặt với tình trạng chết héo vì không có nước tưới. Ông Nguyễn Văn Ngợi (thôn Kinh Pêng) chia sẻ: “Nhà tôi có gần chục ha xoài đang ra trái rất sai vậy mà giờ không có nước nên xoài trút hết trái rồi. Vườn xoài trước kia cách mặt hồ có vài chục mét, giờ nước rút đi cả cây số, muốn tưới phải mua mấy chục cuộn ống mà cũng chưa chắc đã cứu được”.

Cùng cảnh ngộ, ông Cao Xuân Ba (thôn Chư Vâu) cho biết: “Năm nay hạn nặng nên hơn 10 ha mía năm thứ hai của tôi coi như mất trắng, thiệt hại trên dưới 1 tỷ đồng. Ở vùng này, nhà nào cũng bất lực nhìn mía khô héo như vậy cả. Nước hồ cạn khô nên phải bơm nước giếng lên hồ để cho trâu tắm chứ trời nóng quá trâu cũng đổ bệnh rồi”.   

 Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.