Chậm triển khai sử dụng vật liệu xây dựng không nung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như ô nhiễm môi trường mà các lò gạch đất sét nung mang lại, Chính phủ đã có lộ trình đưa vật liệu tương ứng vào thay thế-vật liệu xây không nung (VLXKN). Qua 3 năm thực hiện, mặc dù UBND tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, song đến nay số lượng các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu quy trình sản xuất VLXKN cũng như việc đầu tư các nhà máy sản xuất tại địa bàn tỉnh ta còn rất hạn chế.

Theo nội dung chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của UBND tỉnh thì những VLXKN gồm: gạch xi măng cốt liệu, vật liệu nhẹ… Khác với sản xuất gạch truyền thống (gạch nung) là phải sử dụng nguyên liệu đất sét và dùng nhiên liệu như than, củi để đốt, thải ra khói, gây ô nhiễm môi trường, gạch không nung chỉ sử dụng xi măng, cát, mạt đá và chất phụ gia…

 

Việc sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung truyền thống là một xu hướng phát triển tất yếu do loại sản phẩm này có nhiều ưu điểm vượt trội, như: không dùng đất sét để sản xuất mà dùng tận dụng phế thải công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu (như than, củi, dầu DO)… Sản phẩm có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu nhiệt tốt, bền, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian thi công, một số loại gạch nhẹ có tỷ trọng thấp, qua đó giảm tải trọng công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng. Do vậy, VLXKN được xem như loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và đang được Nhà nước khuyến khích sản xuất, sử dụng để thay thế gạch đất sét nung truyền thống.

Thực ra không phải bây giờ chúng ta mới biết tới VLXKN mà trước kia, loại vật liệu này cũng đã từng sử dụng để xây dựng tường rào, bếp, công trình phụ… với tên gọi gạch block hay gạch bi. Ưu điểm của loại sản phẩm này là càng để lâu càng tốt cường độ chịu lực càng cao, thời gian thi công nhanh, nhưng kích thước chúng lại không đều nhau do được sản xuất theo phương pháp thủ công và nặng hơn gạch nung truyền thống. Bởi vậy mà loại gạch này mới chỉ dừng lại ở những công trình nhỏ lẻ. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh ta nói riêng, nhu cầu về vật liệu xây rất cao, do đang trong giai đoạn phát triển. Và để cung ứng đủ số vật liệu xây trên, chúng ta buộc phải dùng loại gạch nung và tất nhiên, sẽ phải chấp nhận những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Đó là việc phải sử dụng một lượng than hóa thạch khổng lồ, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái. Đặc biệt, khói thải của việc nung gạch còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nói không ngoa rằng thói quen sử dụng gạch nung sẽ dần dần góp phần giết chết môi trường. Bởi vậy, việc sử dụng VLXKN là một xu hướng tất yếu.

Hiện trên địa bàn tỉnh ta chưa có nguồn cung VLXKN đạt tiêu chuẩn có đăng ký. Và các công trình có sử dụng vốn ngân sách khởi công mới năm 2014 đã được phê duyệt dự án và tổng mức đầu tư, theo đó, việc điều chỉnh chủng loại vật liệu sẽ ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư và tiến độ khởi công các dự án. Đây được coi là những nguyên nhân chính khiến việc sử dụng VLXKN trên địa bàn tỉnh chậm theo chỉ đạo của Chính phủ và so với các tỉnh khác trong cả nước. Bởi vậy, theo đề xuất của Sở Xây dựng về lộ trình sử dụng VLXKN, đã được sự đồng ý của UBND tỉnh, từ năm 2015, tại các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước buộc phải sử dụng 50% vật liệu không nung (đối với các các đô thị loại III) và tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 30%. Đối với các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ năm 2015, phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 sử dụng tối thiểu 50% VLXKN loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều nguồn nguyên liệu thích hợp cho việc phát triển sản xuất gạch không nung như xi măng, cát, bột đá, đất đồi… Nhưng số lượng các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu quy trình sản xuất gạch không nung, có ý định đầu tư sản xuất còn ít. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sản xuất gạch xi măng cốt liệu, các dự án đang triển khai có dự án sản xuất VLXKN của Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế-Tổng Công ty 15 có quy mô dự kiến 20 triệu viên QTC/năm đã thực hiện thẩm định dự án, TKCS. Thêm nữa là một số cơ sở sản xuất gạch xi măng cốt liệu ở quy mô nhỏ, sản phẩm chưa được công bố hợp quy, hợp chuẩn, chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng nhà ở riêng lẻ. Đối với gạch bê tông khí chưng áp thì chỉ có Công ty TNHH Xây dựng-Sản xuất và Thương mại Hoa Đá-Chi nhánh TP. Pleiku đã đầu tư dây chuyền sản xuất với công suất khoảng 1 triệu viên/năm.

Hiện nay, Sở Xây dựng đã chủ động xây dựng giá của gạch không nung để đưa vào công bố giá vật liệu hàng tháng của Liên sở Xây dựng-Tài chính dựa trên cơ sở giá cung cấp của các đơn vị sản xuất trên địa bàn các tỉnh lân cận. Việc giãn tiến độ sử dụng VLXKN nhằm tháo gỡ vướng mắc hiện nay và tạo điều kiện cho các địa phương, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh có thời gian chuẩn bị đầu tư sản xuất VLXKN.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.