Huyện Mang Yang phát triển đàn bò lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mô hình khuyến nông “Cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền Trung đầu tư được thực hiện từ tháng 7-2007 tại 3 xã có đàn bò cần cải tạo là Đak Ta Ley, Hà Ra, Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang. Tham gia mô hình có 11 hộ dân có đủ điều kiện để nhận nuôi bò đực giống, với mức hỗ trợ 60% kinh phí mua bò đực và một phần thức ăn tinh nuôi. Mỗi bò đực giống lai Sind hỗ trợ cho nông dân có sức khỏe tốt, trọng lượng từ 300 đến 400 kg. Số bò đực hỗ trợ được đưa đến cho các hộ dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi bò đực giống để chăm sóc, thực hiện phối giống trực tiếp đối với đàn bò địa phương. Trên 450 bò cái của 226 hộ dân đã được chọn lọc, đưa vào phối giống.
Chăm sóc bò lai. Ảnh: Đức Thụy
Chăm sóc bò lai. Ảnh: Đức Thụy

Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều hộ dân trong vùng dự án đã được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, đề phòng bệnh thường gặp cho bò. Đồng thời, cán bộ chỉ đạo mô hình đã theo dõi thường xuyên số bê lai mới sinh, cân khối lượng để theo dõi sự sinh trưởng, hướng dẫn người dân chăm sóc hợp lý. Nhờ đó, hầu hết đàn bò đều khỏe mạnh, bê lai sinh trưởng tốt, bò mẹ phối giống sớm. Các hộ dân được tham gia rất phấn khởi. Ông Lý Thanh Dũng- thôn Phú Yên, xã Hà Ra cho biết: Tỷ lệ đậu khi phối giống của bò đực lai của gia đình tôi nhận nuôi đạt gần 100%. Cách thức này hơn hẳn nhiều biện pháp phối giống vài năm gần đây mà tôi được tiếp cận.

Kết quả, thống kê của dự án, số bò đực giống hỗ trợ đã phối giống có chửa cho 408 con bò cái sinh sản địa phương, đạt tỷ lệ 90,4%. Nhiều bê lai đã ra đời khỏe mạnh có chất lượng tốt hơn hẳn đàn bò cỏ địa phương. Biện pháp sử dụng bò đực giống Sind bố trí vào các thôn có tập trung đàn bò cái đã tạo điều kiện nâng cao được hiệu quả phối giống.

Với mục tiêu nâng tỷ lệ đàn bò lai của địa phương lên 30% vào năm 2010, huyện Mang Yang đang tích cực đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng đàn bò. Mô hình khuyến nông này thành công chính là bước đi quan trọng từng bước giúp địa phương hoàn thành mục tiêu đề ra.
Minh Lý

Có thể bạn quan tâm

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.