Trọn một đời vì học trò nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là cô Nguyễn Thị Minh Khanh đang công tác tại Trường THCS Võ Thị Sáu (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, Gia Lai). 33 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người” từ một giáo viên dạy học ở các điểm trường làng rồi đến Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, cô Khanh luôn được nhiều thế hệ học trò nhớ đến, không chỉ vì cô dạy giỏi mà còn bởi sự tận tâm, hy sinh hạnh phúc riêng để trọn một đời vì học trò nghèo.
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Khanh. Ảnh: Đ.Y
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Khanh. Ảnh: Đ.Y
Là giáo viên bộ môn Toán-Lý, 33 năm đứng lớp, cô Khanh đã dạy rất nhiều thế hệ học trò. Học trò của cô bây giờ nhiều em thành đạt. Hàng năm, vào dịp Tết đến, Xuân về hay ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), các em vẫn quay về trường để cảm ơn cô giáo một thời dạy dỗ. 
Gặp cô Khanh vào một ngày đầu năm, cô bảo, ngay từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, hình ảnh thầy, cô giáo đứng trên bục giảng luôn để lại trong cô nhiều ấn tượng khó phai. Vì thế, khi học xong bậc THPT, cô Khanh thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Những năm tháng học sư phạm, cô đã cố gắng hết mình. Năm 1984, tốt nghiệp ra trường, cô Khanh được điều động về dạy học ở Trường Phổ thông cơ sở Kon Dơng (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang). 
Nhớ lại ngày đầu về nhận trường, đoạn đường từ xã An Phú (huyện Đak Đoa) về Kon Dơng chủ yếu là đường cấp phối chứ không phải đường nhựa như bây giờ, đi lại rất vất vả mới tới được trường. Cô Khanh nhớ lại: “Tối ấy, tôi ở lại trường, được Ban Giám hiệu, đồng nghiệp sắp xếp cho chỗ ngủ. Song đêm đầu tiên, vừa mệt vừa lạ nhà, cả đêm tôi không sao ngủ được. Nhưng ngày hôm sau, nhìn thấy học trò vui đùa tung tăng trước sân trường, những ánh mắt thơ ngây của học sinh nghèo nơi đây đã cho tôi sức mạnh để bám trụ”.
Cô Khanh bên học trò nghèo. Ảnh: Đ.Y
Cô Khanh bên học trò nghèo. Ảnh: Đ.Y
Nhờ dạy giỏi, nhiệt tình mang hết cái tâm của người thầy đến với học trò nghèo, dạy 5 năm ở Trường Phổ thông cơ sở Kon Dơng, năm 1989, cô Khanh được điều động về Trường Phổ thông cơ sở Hneng (xã Hneng, huyện Đak Đoa). Sau đó, theo sự phân công, cô Khanh lại chuyển đến Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Băng (huyện Đak Đoa). Đến năm 1996, cô được điều động về dạy học ở trường cấp II-III Mang Yang (huyện Đak Đoa). Từ tháng 6 năm 1996, Trường cấp II-III Mang Yang chia tách, cô được phân công về Trường THCS Võ Thị Sáu, tiếp tục truyền lửa cho bao thế hệ học trò nghèo. Đến tháng 11-2006, cô được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng. 
Trong suốt những năm tháng đứng lớp, cô Khanh luôn tìm tòi những phương pháp giảng bài ngắn gọn, dễ hiểu. Đối với những bài toán nâng cao, cô tìm ra nhiều cách giải khác nhau, sau đó chọn một cách giải dễ hiểu nhất để giảng lại cho học sinh. Nhờ luôn tìm tòi, sáng tạo trong phương pháp dạy, nên rất nhiều học trò rất thích học môn Toán do cô Khanh dạy. Chính sự nhiệt tình, hiểu tâm lý học sinh cần gì khi học môn Toán, cô Khanh đã khơi gợi sự sáng tạo cho học trò. Nhiều học sinh trước đây rất sợ học Toán khi được học cô Khanh, các em thích học Toán. Cô Khanh còn là giáo viên giỏi của huyện, hàng năm được Phòng Giáo dục và Đào tạo cử đi ôn luyện cho học sinh đi thi học sinh giỏi và hầu như năm nào huyện Đak Đoa cũng có học sinh giỏi môn Toán huyện và tỉnh do cô Khanh kèm cặp dạy dỗ.  
Không chỉ là một giáo viên dạy giỏi môn Toán, cô Khanh còn là một người “mẹ” hết lòng vì học trò nghèo. Trong những năm tháng dạy học, cô Khanh nhớ nhất trường hợp em Nguyễn Đức Hải (xã Hải Yang, huyện Đak Đoa)-học lớp 7 do cô chủ nhiệm. Do nhà nghèo, Hải phải bỏ học giữa chừng. Cô Khanh đã tìm đến tận nhà động viên bố mẹ Hải cho Hải đi học.  Khi tìm đến nhà Hải, thấy Hải đang nằm co ro vì đau ruột thừa trên miếng ván kê tạm làm giường. Không có bố, mẹ Hải ở nhà, cô Khanh vội vàng mượn xe đẩy Hải đến Trạm xá Nông trường chè Ayun (cách nhà 5 km), rồi xin xe chở Hải đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Vào viện cô Khanh chăm sóc Hải, mãi đến chiều tối bố, mẹ Hải mới đến. Cô Khanh lặng lẽ móc túi gửi ít tiền cho bố mẹ Hải để chữa trị cho con. Sau một thời gian, Hải bình phục được đi học trở lại. Hải năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Bây giờ, Hải là một doanh nhân thành đạt, Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) năm nào, Hải cũng quay về trường thăm thầy, cô giáo. Cô Khanh còn là người luôn lấy tiền lương “ba cọc ba đồng” của mình pho to sách giáo khoa để tặng học trò nghèo. Hàng năm, vào dịp Lễ, Tết, cô Khanh đi xe đạp khắp nơi trong vùng quyên góp quần áo cũ để tặng học sinh nghèo. 
Nhắc đến cô Khanh, giáo viên trong trường đều thể hiện lòng biết ơn. Thầy Đặng Xuân Tình-giáo viên dạy bộ môn Toán kiêm Chủ tịch Công đoàn nhà trường, nói: “Cô Khanh không chỉ giỏi chuyên môn mà còn là người lãnh đạo rất nghiêm khắc. Cả đời cô Khanh đã hy sinh hạnh phúc riêng của mình để chăm lo cho các em khi mẹ già yếu, bố qua đời để nuôi 8 em của mình thành đạt. Cô Khanh còn là người hết lòng vì học trò nghèo”. Còn nói như cô Phan Thị Thùy Trang-Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu thì: “Cô Nguyễn Thị Minh Khanh là một tấm gương sáng cho phong trào “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Cô Khanh luôn chuyên tâm với công việc, là người quản lý có năng lực. Nhiều năm qua, Trường THCS Võ Thị Sáu là lá cờ đầu trong phong trào học tập của huyện Đak Đoa. Có được thành quả ấy là sự nỗ lực của tất cả các thầy, cô trong hội đồng sư phạm trường, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cô Khanh”.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.