Nỗi oan Chí Phèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cách đây vài ngày, nhiều tờ báo mạng đã đăng tải bài viết của tác giả Nguyễn Sóng Hiền-nghiên cứu sinh Trường Đại học Newcastle (Australia)-bày tỏ quan điểm về việc có nên tiếp tục dạy tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao trong chương trình phổ thông hay không.

Trong bài viết này, tác giả cho rằng “ở khía cạnh văn học, tác phẩm có thể được đánh giá là thành công về phong cách viết. Tuy nhiên, đứng trên góc độ giáo dục, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng cần cân nhắc kỹ lại”. Lý do phải cân nhắc kỹ, theo Nguyễn Sóng Hiền, là bởi tác phẩm “Chí Phèo” “không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục, mà ngược lại, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh?”.

 

Chứng minh cho quan điểm của mình, tác giả khẳng định, Chí Phèo “đơn giản chỉ là một đứa trẻ không được giáo dục và không thể là đại diện hay điển hình cho một tầng lớp nào trong xã hội ấy” như cách hiểu lâu nay của các nhà nghiên cứu và độc giả.

Tiếp đó, tác giả cho rằng, hành động cưỡng bức Thị Nở của Chí Phèo là “phải lên án và phê phán thích đáng”. Còn việc Chí Phèo giết Bá Kiến “là hành vi không phải của một con người. Cho dù ở bất kỳ xã hội nào, những hành động đó đều đáng bị lên án và cách ly ra khỏi đời sống xã hội”. Nguyễn Sóng Hiền khuyến cáo: “Chúng ta không thể và không nên bảo vệ những hành vi trái pháp luật. Điều đó chẳng khác gì cổ súy cho lớp trẻ để bắt chước làm theo”. Bởi vậy, dù không trực tiếp khẳng định song với những lập luận trên, ai cũng hiểu, điều Nguyễn Sóng Hiền muốn nói ấy là nên đưa tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình phổ thông.

Thực ra, việc nhìn nhận lại giá trị của một tác phẩm văn học trong dòng chảy cuộc sống với nhiều đổi thay là điều không có gì lạ lẫm. Như cách đây vài năm, rất nhiều người cũng đã đề xuất bỏ truyện “Tấm Cám” ra khỏi sách giáo khoa vì đoạn kết của truyện thiếu tính nhân văn, gây sốc, ảnh hưởng không tốt đối với đối tượng độc giả là trẻ em. Đề xuất này nhận được rất nhiều sự đồng thuận của dư luận và sau đó, các nhà soạn sách đã phải sửa lại đoạn kết của truyện (lược bỏ phần Tấm sai người lấy thịt Cám làm mắm rồi gửi cho dì ghẻ ăn).

Thế nhưng, khác với trường hợp truyện “Tấm Cám”, việc nên hay không nên dạy tác phẩm “Chí Phèo” trong chương trình phổ thông mà Nguyễn Sóng Hiền nêu ra đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, trong đó có rất nhiều nhà khoa học tên tuổi. Trên một tờ báo mạng, TS. Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội) thẳng thắn nêu quan điểm: “Nếu bạn Sóng Hiền là nghiên cứu sinh về văn học thì phải về nước học lại. Tôi nghĩ, bạn Hiền không hiểu văn học Việt Nam, về hình tượng văn học, nhầm lẫn về hình tượng văn học với người thực đời thực trong cuộc sống”. Trong khi đó, PGS.TS Đào Duy Hiệp cho rằng, Nguyễn Sóng Hiền “đã sai lầm ngay từ xuất phát điểm khi đọc văn bản văn học”. Còn PGS.TS Đỗ Ngọc Thống-Tổng Chủ biên Chương trình Ngữ văn mới, khẳng định: “Người viết đã tách hẳn một hình tượng văn học sống động, giàu ý nghĩa thẩm mỹ và nhân văn ra khỏi “môi trường” và đặc trưng nghệ thuật để chỉ xem xét và gán cho nó những ý nghĩa thuần túy đạo đức, chính trị xã hội một cách thô thiển” và “nếu cứ lập luận như Sóng Hiền thì phải bỏ rất nhiều tác phẩm kinh điển ra khỏi chương trình, kể cả Truyện Kiều của Nguyễn Du”.

Là một người luôn tôn trọng những ý kiến khác biệt, song bản thân người viết bài này cũng không thể đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Sóng Hiền. Bởi lẽ, khi đánh giá một tác phẩm văn học, một hình tượng nhân vật, điều cơ bản mà bất cứ ai học qua môn lý luận văn học đều phải biết rằng, không được tách tác phẩm đó, nhân vật đó ra khỏi hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc trưng thể loại của nó. Ở đây, sai lầm của Nguyễn Sóng Hiền là đã tiếp cận hình tượng nhân vật Chí Phèo bằng phương pháp nghiên cứu xã hội học dung tục. Và vì sai về phương pháp tiếp cận nên dễ hiểu là kết quả nghiên cứu của tác giả không có giá trị khoa học. Những kết luận mà Nguyễn Sóng Hiền đưa ra hoàn toàn là một sự “đổ vấy” đầy oan ức cho nhân vật Chí Phèo.

Từng học tác phẩm “Chí Phèo” thời phổ thông và sau đó tiếp tục nghiên cứu truyện ngắn này ở bậc đại học, không chỉ cá nhân tôi mà rất nhiều người đều thừa nhận rằng, đứa con tinh thần của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói riêng và cả nền văn học Việt Nam hiện đại. Xét cả về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật, “Chí Phèo” đều đạt đến đỉnh cao. Đây chính là lý do mà tác phẩm này đã được chọn lọc đưa vào chương trình phổ thông.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.